Đeo chiếc găng da đặc chủng vào tay, Lê Hồng Quang, Chủ nhiệm CLB chim săn mồi Hà Nội (Hanoi Fanconry Club) vỗ nhẹ... Con chim ưng từ xa quắc mắt vươn cánh vút tới giơ bộ vuốt sắc như dao cạo quắp chặt vào cánh tay Quang. “Nó là loài chim vương giả, vì thế mà phải có bộ mã phụ kiện trang trí đi cùng cũng ở đẳng cấp khác…” anh giảng giải.
Trong mỗi 'cuộc chơi', Lê Hồng Quang đều mang trong mình sự tự tin của tuổi trẻ và tình yêu đất nước.
Mê loài dũng điểu
Ở thời điểm “sung” nhất, Lê Hồng Quang có trong tay vài chú chim ưng với độ thuần hiếm có, trong khi cả Hà Nội cũng chỉ có dăm tay chơi đẳng cấp mới dám động đến loại dũng điểu này, phần vì nuôi chúng tốn kém, phần vì độ cầu kỳ của phụ kiện chơi chim, nhưng điều quan trọng hơn là chim ưng cần một người chơi có đủ kiến thức để hiểu về đặc tính của loài chim vốn coi những vùng sa mạc, thảo nguyên bát ngát là khoảng trời cư ngụ. Bị hút hồn từ nhỏ khi được nhìn thấy vẻ dũng mãnh của cánh chim ưng trong bộ phim truyền hình nổi tiếng “Người thợ săn ở bản Mi ra khắc” của Grudia, giờ trong tay Quang có cả những cánh chim hiếm quí như Diều hâu Nhật Bản, Ưng Nhật Bản, Cắt nhỏ bụng trắng...Anh luôn xuất sắc trong việc chuyển tiếp những kiến thức từ sách vở, phim khoa học, cổ sử thành hàng giờ say mê kể về dòng, giống, bộ, đặc tính, nét văn hóa vùng miền và lịch sử của từng loài dũng điểu...
Thuần phục các giống chim săn mồi là một trong những niềm đam mê của Quang.
Anh cho biết, những người chơi ở các quốc gia có truyền thống nuôi chim ưng thường bắt chim non ngay trong tổ. Điều này mới nghe có vẻ như sẽ làm suy giảm số lượng chim ưng. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Trong họ chim cắt, có những loài ưng mỗi lần đẻ chỉ sinh 2 trứng cách ngày xa nhau. Do vậy, trứng sẽ nở quả trước quả sau, chim non cũng có con lớn con nhỏ. Chim non lớn hơn thường mổ chết con nhỏ hơn vì bản năng của loài chim dữ. Vì thế, khi bắt đi 1 chim non đã làm tăng gấp đôi số lượng chim non sống sót, bảo tồn nguồn gien hoang dã.
Mê chim đến thế nhưng Quang cũng từng ngậm ngùi đem chú ưng Nhật Bản đi thả, vì anh cho rằng, đó là loài chim di cư, chúng phải được trở về với tiếng gọi nơi hoang dã. Quang vẫn tin rằng đến mùa di cư tới, chú ưng dũng mãnh kia sẽ quay lại mảnh đất nhiệt đới và tìm về chủ cũ vì theo anh “đôi khi vật nuôi chọn chủ, chứ không hẳn lúc nào chủ chọn được vật nuôi…”. Yêu thích những loài vật tinh khôn, Quang cũng nuôi chó Phú Quốc nhưng cũng nuôi cả những chú ếch xanh, nhái bén trong bể non bộ trong nhà, “Cho tụi trẻ con thành phố chỉ quen với ô tô, xe máy, nhà tầng có cơ hội được hiểu về thiên nhiên…”
Chơi để biết yêu quê hương
Có mặt hầu khắp trong các môn chơi mạo hiểm và lý thú, Quang là một trong những thành viên đầu tiên tham gia Box du lịch trong diễn đàn traitimvietnamonline (TTVNOL.com). NĂM 2007, qua bạn bè Quang biết chiếc tháp đánh dấu độ cao của đỉnh Phan xi păng – 'nóc nhà Đông Dương' vốn được dựng lại bằng đá đã bị bong vỡ, tróc lở. Sốt ruột trước một biểu tượng của du lịch Việt Nam đang bị bào mòn trước bè bạn thế giới, Quang phối hợp với một kỹ sư tên Tuấn cùng “Tabalo” và “Balota”, hai tay chơi đình đám trong làng trekking tour (du lịch mạo hiểm) phát động một đợt quyên góp đúc một khối tháp thay thế. Nhiệt huyết của chàng trai và những người yêu Phan xi păng lập tức nhận được sự đồng tình của cư dân mạng. Ông Nguyễn Quốc Trịnh, và sau đó là ông Phạm Văn Đăng, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên – Sapa khi biết tin cũng nhiệt tình ủng hộ. Chiếc chóp thép nhanh chóng được đặt làm ở xưởng đúc tại Hưng Yên. Ngày 26/1/2008, chóp bằng thép inox thành phẩm có ba mặt trên thân ghi rõ vị trí, số liệu của đỉnh Fansipang được Quang và nhóm cư dân mạng FanLove (Yêu Phan xi băng) đưa ra làm lễ bên tượng vua Lê bên Hồ Hoàn Kiếm. Chính Quang cũng bất ngờ khi có rất nhiều các bạn trẻ, cả các cụ già cũng tới ôm lấy cái chóp ba mặt chụp ảnh, nhiều người hôn lên chóp một cách thành kính như một cách biểu hiện tình yêu quê hương.
Ngày 27/1/2008, Quang cùng các thành viên nhóm FanLove và những người yêu Phan xi păng lụi cụi vận chuyển chiếc chóp lên Lào Cai. Sau khi nhận chiếc chóp do nhóm của nhóm Quang bàn giao, Vườn quốc gia ngay lập tức cử người đưa đi gắn chặt trên đỉnh Phan xi păng. Những ngày sau đó các bạn trẻ trong FanLove xuyên rừng, cắt suối vào những ngày giá rét kỷ lục để leo lên núi. Ngày 17/2 trong gió rít và những hạt băng tuyết rơi lả tả mù mịt trên đỉnh núi, Quang và các thành viên FanLove như vỡ òa trong niềm vui khi được đặt chân đứng bên chiếp tháp inox đánh dấu niềm tự hào dành cho quê hương đất nước do chính những người yêu Phan xi păng tạo dựng. Hôm đó cũng chính là ngày sinh nhật của chàng trai.
Lê Hồng Quang bên chóp tháp kim loại mới trên đỉnh Phan xi păng
Kỷ niệm 5 năm ngày đưa chiếc chóp tháp kim loại lên đỉnh Phan xi păng
Quang từng là phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng, Nhà báo & Công luận, nay làm ở Vietcombank và vẫn là cộng tác viên thân thiết của nhiều tờ báo. Nhưng với Quang những cuộc chơi gần như không bao giờ dừng lại. Anh có mặt trong những chuyến phượt suốt dặm dài đất nước hay lại lặn sâu thám hiểu lòng biển. Lúc khác gặp anh nhã nhặn, nhả chữ, ngân nga trong các buổi hát văn, ca trù nơi anh là thành viên thường xuyên, khi khác anh lại dễ làm ai đó bất ngờ với những ngón kèn harmonica điêu luyện. Trước đó, Quang cũng đã nhiều dịp thư hùng với môn Kendo (kiếm đạo Nhật Bản) trong CLB Kendo Hà Nội. Từ những tháng đầu năm 2009, Quang cũng không vắng mặt trong nhóm những tay chơi thuyền Kayak bơi dọc sông Hồng.
Năm 2007, khi CLB Hàng không phía Bắc (thuộc Quân chủng Phòng không Không quân) mở lại hoạt động, thì năm 2008 Quang đã trở thành lớp trưởng lớp nhảy dù K2 và nhanh chóng đạt đẳng cấp PTL 72 - nghĩa là được phép nhảy dù màu với các kỹ thuật lái dù lựa chiều gió có hạng.
Luyện kiếm đạo (Kendo)
Thuyết minh giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cho các hoa khôi sinh viên ngành Du lịch
Ra thăm Trường Sa
... lặn biển
Quang luôn có mặt trong những 'cuộc chơi' đòi hỏi tính đoàn kết cũng như khẳng định bản lĩnh cá nhân
Quang đã có hơn 30 lần tham gia nhảy dù trong đội hình CLB Hàng không phía Bắc
Sau tất cả những cuộc chơi, "Quang chim" (như bạn bè vẫn gọi vui) suy tư ra một điều tâm đắc rằng, hầu như tất cả những môn anh chọn đều mang tính tự chủ cao. " Trong một cuộc chơi độc lập, ví như khi bạn đã đeo dù, đứng ở cánh cửa máy bay và chuẩn bị nhảy xuống. Dưới kia sẽ là hiểm nguy có thể xảy ra song hành với niềm vui, niềm hạnh phúc được buông mình bay lượn trong khoảng không. Một khi bạn đã quyết định buông mình thì sau này những quyết định khác trong cuộc đời của bạn cũng sẽ nhanh chóng được thực hiện như vậy. Đó chính là bản lĩnh của bạn…” Quang nói sau khi hoàn thành chuyến nhảy dù thứ 33 từ trực thăng quân sự Mi-8 vào tháng 9/2012.
Những ngày đầu năm 2013, anh kể vừa có chuyến thăm Trường Sa, và lá cờ Tổ quốc đã được anh lặn lội mang từ nơi đảo xa về tới đỉnh cột cờ Lũng Cú, Hà Giang như một lời bày tỏ tình yêu đất nước. Với Quang, mỗi cuộc chơi lớn, nhỏ đều say mê và tới tận cùng…
Lá cờ Tổ quốc được Quang và các bạn trẻ mang từ Trường Sa về tới cực bắc Tổ quốc.
Việt Khánh (ảnh do nhân vật cung cấp)
Trong mỗi 'cuộc chơi', Lê Hồng Quang đều mang trong mình sự tự tin của tuổi trẻ và tình yêu đất nước.
Mê loài dũng điểu
Ở thời điểm “sung” nhất, Lê Hồng Quang có trong tay vài chú chim ưng với độ thuần hiếm có, trong khi cả Hà Nội cũng chỉ có dăm tay chơi đẳng cấp mới dám động đến loại dũng điểu này, phần vì nuôi chúng tốn kém, phần vì độ cầu kỳ của phụ kiện chơi chim, nhưng điều quan trọng hơn là chim ưng cần một người chơi có đủ kiến thức để hiểu về đặc tính của loài chim vốn coi những vùng sa mạc, thảo nguyên bát ngát là khoảng trời cư ngụ. Bị hút hồn từ nhỏ khi được nhìn thấy vẻ dũng mãnh của cánh chim ưng trong bộ phim truyền hình nổi tiếng “Người thợ săn ở bản Mi ra khắc” của Grudia, giờ trong tay Quang có cả những cánh chim hiếm quí như Diều hâu Nhật Bản, Ưng Nhật Bản, Cắt nhỏ bụng trắng...Anh luôn xuất sắc trong việc chuyển tiếp những kiến thức từ sách vở, phim khoa học, cổ sử thành hàng giờ say mê kể về dòng, giống, bộ, đặc tính, nét văn hóa vùng miền và lịch sử của từng loài dũng điểu...
Thuần phục các giống chim săn mồi là một trong những niềm đam mê của Quang.
Anh cho biết, những người chơi ở các quốc gia có truyền thống nuôi chim ưng thường bắt chim non ngay trong tổ. Điều này mới nghe có vẻ như sẽ làm suy giảm số lượng chim ưng. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Trong họ chim cắt, có những loài ưng mỗi lần đẻ chỉ sinh 2 trứng cách ngày xa nhau. Do vậy, trứng sẽ nở quả trước quả sau, chim non cũng có con lớn con nhỏ. Chim non lớn hơn thường mổ chết con nhỏ hơn vì bản năng của loài chim dữ. Vì thế, khi bắt đi 1 chim non đã làm tăng gấp đôi số lượng chim non sống sót, bảo tồn nguồn gien hoang dã.
Mê chim đến thế nhưng Quang cũng từng ngậm ngùi đem chú ưng Nhật Bản đi thả, vì anh cho rằng, đó là loài chim di cư, chúng phải được trở về với tiếng gọi nơi hoang dã. Quang vẫn tin rằng đến mùa di cư tới, chú ưng dũng mãnh kia sẽ quay lại mảnh đất nhiệt đới và tìm về chủ cũ vì theo anh “đôi khi vật nuôi chọn chủ, chứ không hẳn lúc nào chủ chọn được vật nuôi…”. Yêu thích những loài vật tinh khôn, Quang cũng nuôi chó Phú Quốc nhưng cũng nuôi cả những chú ếch xanh, nhái bén trong bể non bộ trong nhà, “Cho tụi trẻ con thành phố chỉ quen với ô tô, xe máy, nhà tầng có cơ hội được hiểu về thiên nhiên…”
Chơi để biết yêu quê hương
Có mặt hầu khắp trong các môn chơi mạo hiểm và lý thú, Quang là một trong những thành viên đầu tiên tham gia Box du lịch trong diễn đàn traitimvietnamonline (TTVNOL.com). NĂM 2007, qua bạn bè Quang biết chiếc tháp đánh dấu độ cao của đỉnh Phan xi păng – 'nóc nhà Đông Dương' vốn được dựng lại bằng đá đã bị bong vỡ, tróc lở. Sốt ruột trước một biểu tượng của du lịch Việt Nam đang bị bào mòn trước bè bạn thế giới, Quang phối hợp với một kỹ sư tên Tuấn cùng “Tabalo” và “Balota”, hai tay chơi đình đám trong làng trekking tour (du lịch mạo hiểm) phát động một đợt quyên góp đúc một khối tháp thay thế. Nhiệt huyết của chàng trai và những người yêu Phan xi păng lập tức nhận được sự đồng tình của cư dân mạng. Ông Nguyễn Quốc Trịnh, và sau đó là ông Phạm Văn Đăng, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên – Sapa khi biết tin cũng nhiệt tình ủng hộ. Chiếc chóp thép nhanh chóng được đặt làm ở xưởng đúc tại Hưng Yên. Ngày 26/1/2008, chóp bằng thép inox thành phẩm có ba mặt trên thân ghi rõ vị trí, số liệu của đỉnh Fansipang được Quang và nhóm cư dân mạng FanLove (Yêu Phan xi băng) đưa ra làm lễ bên tượng vua Lê bên Hồ Hoàn Kiếm. Chính Quang cũng bất ngờ khi có rất nhiều các bạn trẻ, cả các cụ già cũng tới ôm lấy cái chóp ba mặt chụp ảnh, nhiều người hôn lên chóp một cách thành kính như một cách biểu hiện tình yêu quê hương.
Ngày 27/1/2008, Quang cùng các thành viên nhóm FanLove và những người yêu Phan xi păng lụi cụi vận chuyển chiếc chóp lên Lào Cai. Sau khi nhận chiếc chóp do nhóm của nhóm Quang bàn giao, Vườn quốc gia ngay lập tức cử người đưa đi gắn chặt trên đỉnh Phan xi păng. Những ngày sau đó các bạn trẻ trong FanLove xuyên rừng, cắt suối vào những ngày giá rét kỷ lục để leo lên núi. Ngày 17/2 trong gió rít và những hạt băng tuyết rơi lả tả mù mịt trên đỉnh núi, Quang và các thành viên FanLove như vỡ òa trong niềm vui khi được đặt chân đứng bên chiếp tháp inox đánh dấu niềm tự hào dành cho quê hương đất nước do chính những người yêu Phan xi păng tạo dựng. Hôm đó cũng chính là ngày sinh nhật của chàng trai.
Lê Hồng Quang bên chóp tháp kim loại mới trên đỉnh Phan xi păng
Kỷ niệm 5 năm ngày đưa chiếc chóp tháp kim loại lên đỉnh Phan xi păng
Quang từng là phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng, Nhà báo & Công luận, nay làm ở Vietcombank và vẫn là cộng tác viên thân thiết của nhiều tờ báo. Nhưng với Quang những cuộc chơi gần như không bao giờ dừng lại. Anh có mặt trong những chuyến phượt suốt dặm dài đất nước hay lại lặn sâu thám hiểu lòng biển. Lúc khác gặp anh nhã nhặn, nhả chữ, ngân nga trong các buổi hát văn, ca trù nơi anh là thành viên thường xuyên, khi khác anh lại dễ làm ai đó bất ngờ với những ngón kèn harmonica điêu luyện. Trước đó, Quang cũng đã nhiều dịp thư hùng với môn Kendo (kiếm đạo Nhật Bản) trong CLB Kendo Hà Nội. Từ những tháng đầu năm 2009, Quang cũng không vắng mặt trong nhóm những tay chơi thuyền Kayak bơi dọc sông Hồng.
Năm 2007, khi CLB Hàng không phía Bắc (thuộc Quân chủng Phòng không Không quân) mở lại hoạt động, thì năm 2008 Quang đã trở thành lớp trưởng lớp nhảy dù K2 và nhanh chóng đạt đẳng cấp PTL 72 - nghĩa là được phép nhảy dù màu với các kỹ thuật lái dù lựa chiều gió có hạng.
Luyện kiếm đạo (Kendo)
Thuyết minh giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cho các hoa khôi sinh viên ngành Du lịch
Ra thăm Trường Sa
... lặn biển
Quang luôn có mặt trong những 'cuộc chơi' đòi hỏi tính đoàn kết cũng như khẳng định bản lĩnh cá nhân
Quang đã có hơn 30 lần tham gia nhảy dù trong đội hình CLB Hàng không phía Bắc
Sau tất cả những cuộc chơi, "Quang chim" (như bạn bè vẫn gọi vui) suy tư ra một điều tâm đắc rằng, hầu như tất cả những môn anh chọn đều mang tính tự chủ cao. " Trong một cuộc chơi độc lập, ví như khi bạn đã đeo dù, đứng ở cánh cửa máy bay và chuẩn bị nhảy xuống. Dưới kia sẽ là hiểm nguy có thể xảy ra song hành với niềm vui, niềm hạnh phúc được buông mình bay lượn trong khoảng không. Một khi bạn đã quyết định buông mình thì sau này những quyết định khác trong cuộc đời của bạn cũng sẽ nhanh chóng được thực hiện như vậy. Đó chính là bản lĩnh của bạn…” Quang nói sau khi hoàn thành chuyến nhảy dù thứ 33 từ trực thăng quân sự Mi-8 vào tháng 9/2012.
Những ngày đầu năm 2013, anh kể vừa có chuyến thăm Trường Sa, và lá cờ Tổ quốc đã được anh lặn lội mang từ nơi đảo xa về tới đỉnh cột cờ Lũng Cú, Hà Giang như một lời bày tỏ tình yêu đất nước. Với Quang, mỗi cuộc chơi lớn, nhỏ đều say mê và tới tận cùng…
Lá cờ Tổ quốc được Quang và các bạn trẻ mang từ Trường Sa về tới cực bắc Tổ quốc.
Việt Khánh (ảnh do nhân vật cung cấp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét