Ngoài cột mốc cực Đông tại hải đăng Đại Lãnh, bạn đừng bỏ qua một điểm nữa tại Mũi Đôi, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.
Đặt chân lên đỉnh Fansipan và 4 cực Đông – Tây – Nam – Bắc chắc hẳn là mong ước của nhiều người Việt Nam. Tôi có may mắn là một trong những người đã hoàn tất hành trình đó. Mỗi chuyến đi, mỗi một điểm đến đều mang rất nhiều kỷ niệm và ấn tượng khác nhau. Trong đó, xanh và bao la là những gì để lại trong tôi suốt một dọc cực Đông xanh thẳm.
Về mặt địa lý, cực Đông trên đất liền Việt Nam nằm ở mũi Đôi, bán đảo hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi bay từ Hà Nội đến Phú Yên, sau đó bắt xe xuôi về phía Nam, men theo vạt biển xanh nhất, đẹp nhất Nam Trung Bộ tới Vạn Ninh. Bác tài xế lựa chọn điểm dừng trên Đèo Cả, để tặng chúng tôi những khoảnh khắc chiêm ngưỡng thiên nhiên tuyệt vời. Đây là một phần vịnh Vũng Rô, từ đèo Cả nhìn sang hướng Phú Yên.
Một phần núi đá và mây trời Vũng Rô khi nhìn sang hướng Khánh Hòa.
Trên đỉnh đèo, từng ngọn cỏ lau cũng kiêu hãnh vươn mình trong nắng, trong gió và tươi tắn khoe sắc cùng màu biển xanh thăm thẳm phía dưới.
Ven đèo Cả có rất nhiều bãi cát trắng, nhỏ, mịn màng. Đây là một trong những bãi cát như vậy dưới chân mũi Đại Lãnh.
Mũi Đại Lãnh hay còn gọi là Mũi Điện là điểm nhô xa nhất về phía Đông trên đất liền của tỉnh Phú Yên. Trên mũi, Hải đăng Đại Lãnh với tín hiệu phát sáng xa tới 27 hải lý là 1 trong 45 đèn biển cấp 1 Quốc gia.
Qua mũi Đại Lãnh, hết đèo Cả, chúng tôi đến đèo Cổ Mã, thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Sở dĩ mang tên gọi Cổ Mã bởi hình núi ở đây nếu nhìn từ biển vào có dáng giống cổ con ngựa. Dưới phần “cổ ngựa” đó, là một bãi cát nhỏ, mịn màng, trong xanh, và đặc biệt êm đềm.
Chúng tôi nghỉ ăn trưa ở một nhà hàng nhỏ dưới chân đèo Cổ Mã. Đây là chú Tắc kè sống trên thân cây ngay cạnh bàn ăn của chúng tôi. Màu da chú là “đại diện” cho những gì đặc sắc nhất ở Cổ Mã: biển và rừng hòa vào nhau, chạm vào cả chúng tôi.
Chia tay Cổ Mã với chú tắc kè đáng yêu, chúng tôi đến Đầm Môn – một bán đảo nhỏ thuộc khu vực bán đảo Hòn Gốm trong vịnh Vân Phong để chuẩn bị cho chuyến chinh phục mũi Đôi. Đây là làng Đầm Môn trong ánh bình minh.
Có 2 cách để đến với Mũi Đôi: 1 là đi bằng đường bộ, vượt qua 16km qua các dãy núi Cỏ Ống, Xuân Đừng. 2 là đi thuyền từ cảng sò Đầm Môn và cập Mũi Đôi từ biển. Lựa chọn phương án 2, và khi chờ thuyền, chúng tôi còn được chứng kiến việc nhặt sò, khuân cá – công việc mỗi buổi sáng của người dân nơi đây.
May mắn theo thuyền vào một ngày biển lặng, chúng tôi được hòa mình vào không gian bao la, rộng lớn của trời, mây. Đây là doi dá cuối cùng của vịnh Vân Phong. Qua doi đá này, chúng tôi sẽ ra biển, để từ đó cập vào mũi Đôi.
Sóng vỗ vào đá trên hành trình chúng tôi đi qua.
Càng đến gần Mũi Đôi, chúng tôi càng thấy nhiều tảng đá ở đây xếp chồng lên nhau tạo thành những hình khối thú vị giữa biển khơi thế này. Anh chủ thuyền chia sẻ rằng giữa những tảng đá này, có rất nhiều hang nhỏ chim yến thường kéo về làm tổ.
Gần Mũi Đôi có nhiều đá ngầm, nên thuyền không thể cập bờ mà phải buông neo cách đó khoảng 100m. Chúng tôi mặc áo phao, lên thuyền thúng chèo hoặc ai biết bơi thì trực tiếp nhảy xuống nước bơi vào bờ. Không thể mang theo máy ảnh lớn, để ghi lại những hình ảnh quý giá từ cực Đông, chúng tôi “gói” chiếc máy ảnh mini vào túi nilon, cho vào một chiếc xô, đặt lên thuyền thúng rồi đẩy vào bờ.
Sau khi cập mũi Đôi, chúng tôi tiếp tục vượt qua nhiều tảng đá lớn như thế này để đến với điểm mang tọa độ cực Đông.
Lá cờ Tổ quốc tại cực Đông, điểm mang tọa độ 120.38’52” độ vĩ Bắc và 109.027’44” độ kinh Đông. Sở dĩ điểm cực Đông mang tên gọi mũi Đôi vì nơi này có 2 doi đá cùng nhô ra biển. Nhân dân địa phương còn gọi mũi Đôi là mũi Bà Dầu.
Từ điểm cực Đông phóng tầm mắt ra biển giữa trưa nắng long lanh.
Một cánh chim chao liệng giữa biển trời xanh thẳm.
Hành trình trên thuyền từ cảng Đầm Môn đến Mũi Đôi của chúng tôi mất khoảng 2 giờ 1 chiều. Trên đường về, những người đã chinh phục thành công cực Đông vui sướng ngắm lại hành trình mình vừa trải qua.
Độc giả Lê Thùy Mai
Tags: Du lịch, Du lịch Nha Trang, Du lịch Campuchia, Du lịch Malaysia, Du lịch Nhật Bản, Du lịch Đà Lạt
Đặt chân lên đỉnh Fansipan và 4 cực Đông – Tây – Nam – Bắc chắc hẳn là mong ước của nhiều người Việt Nam. Tôi có may mắn là một trong những người đã hoàn tất hành trình đó. Mỗi chuyến đi, mỗi một điểm đến đều mang rất nhiều kỷ niệm và ấn tượng khác nhau. Trong đó, xanh và bao la là những gì để lại trong tôi suốt một dọc cực Đông xanh thẳm.
Về mặt địa lý, cực Đông trên đất liền Việt Nam nằm ở mũi Đôi, bán đảo hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi bay từ Hà Nội đến Phú Yên, sau đó bắt xe xuôi về phía Nam, men theo vạt biển xanh nhất, đẹp nhất Nam Trung Bộ tới Vạn Ninh. Bác tài xế lựa chọn điểm dừng trên Đèo Cả, để tặng chúng tôi những khoảnh khắc chiêm ngưỡng thiên nhiên tuyệt vời. Đây là một phần vịnh Vũng Rô, từ đèo Cả nhìn sang hướng Phú Yên.
Một phần núi đá và mây trời Vũng Rô khi nhìn sang hướng Khánh Hòa.
Trên đỉnh đèo, từng ngọn cỏ lau cũng kiêu hãnh vươn mình trong nắng, trong gió và tươi tắn khoe sắc cùng màu biển xanh thăm thẳm phía dưới.
Ven đèo Cả có rất nhiều bãi cát trắng, nhỏ, mịn màng. Đây là một trong những bãi cát như vậy dưới chân mũi Đại Lãnh.
Mũi Đại Lãnh hay còn gọi là Mũi Điện là điểm nhô xa nhất về phía Đông trên đất liền của tỉnh Phú Yên. Trên mũi, Hải đăng Đại Lãnh với tín hiệu phát sáng xa tới 27 hải lý là 1 trong 45 đèn biển cấp 1 Quốc gia.
Qua mũi Đại Lãnh, hết đèo Cả, chúng tôi đến đèo Cổ Mã, thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Sở dĩ mang tên gọi Cổ Mã bởi hình núi ở đây nếu nhìn từ biển vào có dáng giống cổ con ngựa. Dưới phần “cổ ngựa” đó, là một bãi cát nhỏ, mịn màng, trong xanh, và đặc biệt êm đềm.
Chúng tôi nghỉ ăn trưa ở một nhà hàng nhỏ dưới chân đèo Cổ Mã. Đây là chú Tắc kè sống trên thân cây ngay cạnh bàn ăn của chúng tôi. Màu da chú là “đại diện” cho những gì đặc sắc nhất ở Cổ Mã: biển và rừng hòa vào nhau, chạm vào cả chúng tôi.
Chia tay Cổ Mã với chú tắc kè đáng yêu, chúng tôi đến Đầm Môn – một bán đảo nhỏ thuộc khu vực bán đảo Hòn Gốm trong vịnh Vân Phong để chuẩn bị cho chuyến chinh phục mũi Đôi. Đây là làng Đầm Môn trong ánh bình minh.
Có 2 cách để đến với Mũi Đôi: 1 là đi bằng đường bộ, vượt qua 16km qua các dãy núi Cỏ Ống, Xuân Đừng. 2 là đi thuyền từ cảng sò Đầm Môn và cập Mũi Đôi từ biển. Lựa chọn phương án 2, và khi chờ thuyền, chúng tôi còn được chứng kiến việc nhặt sò, khuân cá – công việc mỗi buổi sáng của người dân nơi đây.
May mắn theo thuyền vào một ngày biển lặng, chúng tôi được hòa mình vào không gian bao la, rộng lớn của trời, mây. Đây là doi dá cuối cùng của vịnh Vân Phong. Qua doi đá này, chúng tôi sẽ ra biển, để từ đó cập vào mũi Đôi.
Sóng vỗ vào đá trên hành trình chúng tôi đi qua.
Càng đến gần Mũi Đôi, chúng tôi càng thấy nhiều tảng đá ở đây xếp chồng lên nhau tạo thành những hình khối thú vị giữa biển khơi thế này. Anh chủ thuyền chia sẻ rằng giữa những tảng đá này, có rất nhiều hang nhỏ chim yến thường kéo về làm tổ.
Gần Mũi Đôi có nhiều đá ngầm, nên thuyền không thể cập bờ mà phải buông neo cách đó khoảng 100m. Chúng tôi mặc áo phao, lên thuyền thúng chèo hoặc ai biết bơi thì trực tiếp nhảy xuống nước bơi vào bờ. Không thể mang theo máy ảnh lớn, để ghi lại những hình ảnh quý giá từ cực Đông, chúng tôi “gói” chiếc máy ảnh mini vào túi nilon, cho vào một chiếc xô, đặt lên thuyền thúng rồi đẩy vào bờ.
Sau khi cập mũi Đôi, chúng tôi tiếp tục vượt qua nhiều tảng đá lớn như thế này để đến với điểm mang tọa độ cực Đông.
Lá cờ Tổ quốc tại cực Đông, điểm mang tọa độ 120.38’52” độ vĩ Bắc và 109.027’44” độ kinh Đông. Sở dĩ điểm cực Đông mang tên gọi mũi Đôi vì nơi này có 2 doi đá cùng nhô ra biển. Nhân dân địa phương còn gọi mũi Đôi là mũi Bà Dầu.
Từ điểm cực Đông phóng tầm mắt ra biển giữa trưa nắng long lanh.
Một cánh chim chao liệng giữa biển trời xanh thẳm.
Hành trình trên thuyền từ cảng Đầm Môn đến Mũi Đôi của chúng tôi mất khoảng 2 giờ 1 chiều. Trên đường về, những người đã chinh phục thành công cực Đông vui sướng ngắm lại hành trình mình vừa trải qua.
Độc giả Lê Thùy Mai
Tags: Du lịch, Du lịch Nha Trang, Du lịch Campuchia, Du lịch Malaysia, Du lịch Nhật Bản, Du lịch Đà Lạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét