Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Lễ hội OK-Om-Bok của người Khmer Nam Bộ

Hàng năm cứ vào ngày 14-15 tháng 10 âm lịch, đồng bào Khmer Nam Bộ lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Ok Om Bok còn gọi là lễ Cúng Trăng hay “Đút cốm dẹp”. Đây là lễ hội tưng bừng nhất và được chờ đợi nhiều nhất trong năm. Đối với người Khmer, mặt trăng được xem như thần điều tiết mùa màng, giúp bà con làm ăn khá giả, mùa màng bội thu. Lễ hội thường diễn ra tại hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, nơi đông đảo bà con Khmer nhất. Và đặc biệt hơn, Trà Vinh được vinh dự công nhận Lễ hội Ok Om Bok trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ vật cúng Trăng gồm cốm dẹp, khoai lang, khoai môn, trái cây, bánh dẹp,… bà con phum sóc chuẩn bị trước cả tháng trước khi diễn ra lễ. Người Khmer lấy lúa nếp quết thành cốm dẹp, tiếng quết cốm thình thịch ngày đêm. Khi trăng lên cao cũng là lúc bà con phum sóc tập hợp đầy đủ tại sân chùa, hướng về mặt trăng tiến hành làm lễ.
Lễ là dịp bà con tạ ơn, cầu mong thần linh sẽ tiếp tục phù hộ cho năm sau mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Sau khi cúng xong, những người lớn tuổi nhất sẽ đút cốm cho các em nhỏ với lời chúc mau ăn chóng lớn và vỗ nhẹ vào lưng vài lần đồng thời hỏi nhỏ những điều các em mong muốn.
Người Khmer tin rằng, các ước muốn của trẻ nhỏ sẽ là động lực cho người lớn vào năm mới. Đến với lễ hội, du khách được thưởng thức hương vị thơm ngon của cốm dẹp, đặc sản của người Khmer. Và quây quần cùng bà con nhảy múa, hò hát như: hát dù kê, hát rô băm, múa lâm thôn,…
Âm thanh của tiếng trống xa dăm, tiếng chiêng làm rộn rã cả lễ hội. Ngoài ra, du khách được dịp thử sức mình thả lên trời những chiếc đèn gió khổng lồ nhờ đèn gió nhắn gởi thần linh đôi điều ước muốn trở thành hiện thực hay thả đèn nước hi vọng thần nước ban phúc lành cho điều ước của mình.
Trên bầu trời đen xa xăm những ngọn đèn lấp lánh như vì sao cứ nối tiếp bay lên thật đẹp mắt, dưới dòng sông lung linh những chiếc đèn đầy màu sắc với nhiều hình thù khác nhau từ hình dáng ngôi đền đến những đóa hoa sen nở rộ.

Ở Trà Vinh sau khi kết thúc phần lễ, bà con đổ về Ao Bà Om – một thắng cảnh nổi tiếng của Trà Vinh nơi diễn ra phần hội thật nhộn nhịp. Từ sáng sớm, không khí đã tưng bừng, tràn ngập cờ hoa, tiếng nhạc ngũ âm hòa cùng tiếng hò reo, cổ vũ của các trò chơi dân gian như: kéo co, đập nồi, đẩy gậy, chơi cờ ốc, bi sắt,… đã tạo nên không khí náo nhiệt, đậm chất lễ hội của người Khmer. Tiếp đó, trên con sông Long Bình dài nhất, mọi người lại tấp nập chuẩn bị cho cuộc đua ghe Ngo đã được khôi phục trong những năm gần đây.

Chiếc ghe Ngo được làm từ cây sao, dài khoảng 30m, chứa từ 52 đến 58 tay bơi. Mũi và đuôi cong vút tạc hình rắn thần Naga, thân ghe chạm hoa văn hình kỷ hà và được sơn màu sắc sặc sỡ. Đây là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả. Ngồi mũi ghe là một vị lão làng cầm chịch, giữa ghe là một vị giữ nhịp bằng cồng hoặc bằng còi. Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ.

Còn tại Sóc Trăng, “cái đỉnh” của lễ hội chính là đua ghe Ngo. Với “Lễ hội đua ghe Ngo” trở thành thương hiệu sản phẩm du lịch nổi tiếng của Sóc Trăng, từ 2013 Chính Phủ đã nâng tầm lên thành “Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long” làm cho bà con càng phấn khởi hơn nên mỗi năm Sóc Trăng chính là trung tâm diễn ra sự kiện lễ hội đặc sắc Ok Om Bok. Mặc cho cái nắng oi ả, hàng trăm nghìn người, già có, trẻ có, đứng dọc hai bên dòng sông Maspero cùng hò “Hây dơ dơ hây dơ môn” thật hào hứng và sôi động.
Du khách như có cảm giác nghẹt thở khi xung quanh những chỗ trống đã lấp đầy, đến đây mới biết tâm trạng háo hức của bà con lan tỏa khắp cả vùng. Mỗi năm có đến hàng nghìn vận động viên chuyên và không chuyên tham gia cuộc thi, trong đó có cả những đội ghe nữ. Các đội ghe luyện tập hàng tháng trời để chuẩn bị cho cuộc thi, những chiếc ghe Ngo luôn được bảo quản và kiểm tra rất kỹ. Môn thể thao truyền thống này đã trở thành một sự kiện văn hóa truyền thống lớn ở Việt Nam.


Mỗi lễ hội như một nét độc đáo mà người Khmer Nam Bộ góp chung vào sự đa dạng, đặc sắc của nền văn hóa Việt. Một lần đến với lễ hội Khmer Nam Bộ, du khách sẽ được hiểu thêm về con người chân chất, hiền lành, mộc mạc và mến khách ở một vùng đất. Các dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa,… luôn hòa hợp với nhau càng làm tăng thêm sắc màu cho lễ hội.

Đà Nẵng - Cần Thơ - Vĩnh Long (3N2Đ)

Cần Thơ và Vĩnh Long là hai tỉnh thành nằm tại trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, được dòng sông Mekong bồi đấp nên đất đai màu mở và nơi sản sinh ra rất nhiều loại trái cây ngon ngọt phân phối cho cả vùng. Các điểm tham quan nổi bật:
  • Vườn cò Bằng Lăng
  • Khu du lịch Vinh Sang
  • Vườn trái cây cù lao An Bình
  • Chợ nổi Cái Răng
  • KDL Mỹ Khánh
  • Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
ĐÀ NẴNG – CẦN THƠ – VĨNH LONG
Thời gian: 3 ngày 2 đêm
Khởi hành: Thứ 3 và Thứ 5
Phương tiện: Xe, tàu du lịch

NGÀY 1: ĐÀ NẴNG – CẦN THƠ (ĂN 1 BUỔI)
Chiều: 14h00, HDV đón quý khách tại Sân Bay Trà Nóc. Xe đưa đoàn đi tham quan Vườn Cò Bằng Lăng là sân chim lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, có trên hàng chục nghìn con chim, cò, cồng cộc sống chung với nhau.

Hướng dẫn viên đưa đoàn trở về trung tâm TP. Cần Thơ, quý khách dùng cơm chiều và nhận phòng nghỉ ngơi.
Tối:Tự do khám phá Tây Đô về đêm.
NGÀY 2: CẦN THƠ – VĨNH LONG (ĂN 3 BUỔI)
Sáng: 07h00, Quý khách dùng điểm tâm sáng. Khởi hành đi Vĩnh Long, quý khách đi thuyền đến cù lao An Bình tham quan KDL Vinh Sang:
  • Tham quan vườn thú quý hiếm
  • Tham quan khu trò chơi dân gian: trượt cỏ, đạp vịt, chèo thuyền thúng, cưởi đà điểu, câu cá sấu, tắm sông, tát mương bắt cá (chi phí tự túc).
  • Xem phim 5D, đua xe địa hình, mua sắm quà lưu niệm....
Trưa: Quý khách dùng cơm trưa. Tàu đưa quý khách tham quan Vườn Trái Cây quý khách có thể tự tay hái những trái chín mọng từ trên cây và thỏa sức thưởng thức (tùy theo mùa như: chôm chôm, xoài, ổi, sầu riêng, dâu...)

Chiều: Xe đón và đưa đoàn về lại Cần Thơ. Quý khách dùng cơm chiều tại nhà hàng Du Thuyền Cần Thơ. Quý khách dùng cơm và tận hưởng không khí mát lành của dòng sông Hậu, ngắm Cầu Cần Thơ thơ mộng rực rỡ ánh đèn.
NGÀY 3: CẦN THƠ – TIỄN KHÁCH (ĂN 2 BUỔI)
Sáng: 05h30, Quý khách đến tàu Bến Ninh Kiều, lên tàu khởi hành đi Chợ Nổi Cái Răng, khám phá cuộc sống sông nước Miền Tây, hòa mình vào không khí giao thương tấp nập nơi đây và mua sắm các loại trái cây tươi ngon về làm quà.

06h30, Tàu đưa quý khách trở lại Bến Tàu, quý khách về khách sạn dùng điểm tâm sáng.
08h00, Xe đưa quý khách tham quan KDL Mỹ Khánh:

  • Tham quan khu ẩm thực Nam Bộ: quý khách có thể thưởng thức các món ăn dân dã Miền Tây (chi phí tự túc).
  • Nhà Cổ Nam Bộ
  • Khu trò chơi dân gian: tham gia các trò chơi đua heo, đua chó, xiếc khỉ, câu cá sấu vô cùng hấp dẫn.
Tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Phương Namlà thiền viện lớn nhất Miền Tây.

Trưa: Quý khách dùng cơm trưa tại KDL.  Xe đưa quý khách đến sân bay Trà Nóc, quý khách làm thủ tục cho chuyến bay về Đà Nẵng lúc 14h35.
Hướng dẫn viên chào tạm biệt quý khách và xin hẹn gặp lại!



GIÁ TOUR BAO GỒM:
  • Xe đưa đón quý khách tham quan suốt tuyến bố trí theo số lượng.
  • Tàu tham quan Chợ Nổi Cái Răng, Vinh Sang, Vườn trái cây.
  • Vé tham quan các điểm du lịch.
  • Hướng dẫn viên, nước, bảo hiểm.
  • Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao.
  • Ăn uống theo chương trình.
GIÁ TOUR CHƯA BAO GỒM:
  • Vé máy bay khứ hồi Đà Nẵng – Cần Thơ.
  • Thuế VAT.
  • Chi phí giặt ủi, ăn uống, tham quan ngoài chương trình.
  • Phụ thu phòng đơn 300.000đ/phòng/đêm.
GIÁ TOUR DÀNH CHO TRẺ EM:
  • Trẻ em dưới 05 tuổi: miễn phí, bố mẹ vui lòng lo cho bé.
  • Trẻ em từ 05 tuổi – 10 tuổi: mua 50% giá tour, tiêu chuẩn người lớn, ngủ chung với bố mẹ.
  • Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: mua vé người lớn.
ĐIỀU KIỆN HỦY TOUR:

  • Hủy tour trước ngày khởi hành 03 ngày: chịu toàn bộ chi phí hủy dịch vụ do bên thứ 03 yêu cầu.
  • Hủy tour trước ngày khởi hành 02 ngày: trả 50% giá trị tour.

Đà Nẵng - Cần Thơ - Châu Đốc (4N3Đ)

Để giới thiệu nhiều hơn về mảnh đất miền Tây thân yêu, du lịch Đại Việt tổ chức chương trình du lịch miền Tây tham quan hai tỉnh Cần Thơ và Châu Đốc. Các điểm tham quan nổi bật:
  • Vườn cò Bằng Lăng
  • Miếu Bà Chúa Xứ
  • Lăng Thoại Ngọc Hầu
  • Chùa Tây An
  • Rừng Tràm Trà Sư
  • Làng cá bè
  • Làng Chăm Châu Phong và thánh đường hồi giáo
  • Làng du lịch Mỹ Khánh
  • Chợ nổi Cái Răng
  • Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam 
ĐÀ NẴNG – CẦN THƠ – CHÂU ĐỐC
Thời gian: 4 ngày 3 đêm
Khởi hành: Thứ 7
Phương tiện: Xe, tàu du lịch

NGÀY 1: ĐÀ NẴNG – CẦN THƠ  - LONG XUYÊN (ĂN 1 BUỔI)
Chiều: 14h00, HDV đón quý khách tại Sân Bay Trà Nóc. Xe đưa đoàn đi tham quan Vườn Cò Bằng Lăng là sân chim lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, có trên hàng chục nghìn con chim, cò, cồng cộc sống chung với nhau.

Hướng dẫn viên đưa đoàn đến trung tâm TP. Long Xuyên, quý khách dùng cơm chiều và nhận phòng nghỉ ngơi.
Tối: Tự do khám phá Long Xuyên về đêm.
NGÀY 2: LONG XUYÊN – CHÂU ĐỐC (ĂN 3 BUỔI)
Sáng: 07h00,Quý khách dùng điểm tâm sáng. Khởi hành đi Châu Đốc, quý khách tham quan:
  • Miếu Bà Cháu Xứ thờ Bà Chúa Xứ là người đầy quyền lực và luôn phù hộ độ trì cho người dân khắp xứ.
  • Lăng Thoại Ngọc Hầu thờ gia đình Thoại Ngọc Hầu là người có công khai phá vùng đất này và đào Kênh Vĩnh Tế.
  • Chùa Tây An là một công trình vừa có ý nghĩa về tôn giáo vừa là điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn của Châu Đốc trong suốt bao năm qua.
Trưa:Quý khách dùng cơm trưa và nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.
Chiều: 14h00, Quý khách khởi hành đi tham quan Rừng Tràm Trà Sư là một trải nghiệm bạn không thể bỏ lỡ khi đi thuyền trên đồng nước mênh mang và say mê với vẻ đẹp mát rượi của khu rừng tràm, lắng nghe tiếng chim chóc kêu thật gần và những bông điên điển vàng nghiêng nghiêng soi bóng.

Quý khách đến nhà hàng dùng cơm. Về khách sạn tự do nghỉ ngơi.
NGÀY 3: LÀNG CHĂM CHÂU PHONG – CẦN THƠ (ĂN 3 BUỔI)
Sáng: 07h00, Quý khách dùng điểm tâm sáng. Đến bến tàu đi tham quan:
·         Làng cá bè Châu Đốc: tìm hiểu nguồn gốc nghề nuôi cá bè, cách thức nuôi cá bè của người dân Châu Đốc.

·         Làng Chăm Châu Phong: tìm hiểu văn hóa dân tộc Chăm với nghề dệt thổ cẩm
·         Thánh Đường Hồi Giáo:  một thánh đường đặc trưng của người Chăm Hồi giáo tại Châu Đốc.

Trưa: Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng. Khởi hành đi Cần Thơ.
Chiều: Trên đường đến Cần Thơ, quý khách tham quan Vườn Cò Bằng Lăng là sân chim lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, có trên hàng chục nghìn con chim, cò, cồng cộc sống chung với nhau.

Hướng dẫn viên đưa đoàn trở về trung tâm TP. Cần Thơ, quý khách dùng cơm chiều và nhận phòng nghỉ ngơi.
Tối: Tự do khám phá Tây Đô về đêm.
NGÀY 4: CẦN THƠ – TIỄN KHÁCH (ĂN 2 BUỔI)
Sáng: 05h30, Quý khách đến tàu Bến Ninh Kiều, lên tàu khởi hành đi Chợ Nổi Cái Răng, khám phá cuộc sống sông nước Miền Tây, hòa mình vào không khí giao thương tấp nập nơi đây và mua sắm các loại trái cây tươi ngon về làm quà.
06h30, Tàu đưa quý khách trở lại Bến Tàu, quý khách về khách sạn dùng điểm tâm sáng.
08h00, Xe đưa quý khách tham quan KDL Mỹ Khánh:
  • Tham quan khu ẩm thực Nam Bộ: quý khách có thể thưởng thức các món ăn dân dã Miền Tây.
  • Nhà Cổ Nam Bộ
  • Khu trò chơi dân gian: tham gia các trò chơi đua heo, đua chó, xiếc khỉ, câu cá sấu vô cùng hấp dẫn.
Tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Phương Namlà thiền viện lớn nhất Miền Tây.

Trưa: Quý khách dùng cơm trưa tại KDL.  Xe đưa quý khách đến sân bay Trà Nóc, quý khách làm thủ tục cho chuyến bay về Đà Nẵng lúc 14h35.
Hướng dẫn viên chào tạm biệt quý khách và xin hẹn gặp lại!



GIÁ TOUR BAO GỒM:
  • Xe đưa đón quý khách tham quan suốt tuyến bố trí theo số lượng.
  • Tàu tham quan Chợ Nổi Cái Răng, rừng tràm Trà Sư, làng cá bè, làng Chăm.
  • Vé tham quan các điểm du lịch.
  • Hướng dẫn viên, nước, bảo hiểm.
  • Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao.
  • Ăn uống theo chương trình.
GIÁ TOUR CHƯA BAO GỒM:
  • Vé máy bay khứ hồi Đà Nẵng – Cần Thơ.
  • Thuế VAT.
  • Chi phí giặt ủi, ăn uống, tham quan ngoài chương trình.
  • Phụ thu phòng đơn 300.000đ/phòng/đêm.
GIÁ TOUR DÀNH CHO TRẺ EM:
  • Trẻ em dưới 05 tuổi: miễn phí, bố mẹ vui lòng lo cho bé.
  • Trẻ em từ 05 tuổi – 10 tuổi: mua 50% giá tour, tiêu chuẩn người lớn, ngủ chung với bố mẹ.
  • Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: mua vé người lớn.
ĐIỀU KIỆN HỦY TOUR:

  • Hủy tour trước ngày khởi hành 03 ngày: chịu toàn bộ chi phí hủy dịch vụ do bên thứ 03 yêu cầu.
  • Hủy tour trước ngày khởi hành 02 ngày: trả 50% giá trị tour.

Đà Nẵng - Cần Thơ - Tiền Giang (3N2Đ)

Để giới thiệu nhiều hơn về mảnh đất miền Tây thân yêu, du lịch Đại Việt tổ chức chương trình du lịch miền Tây tham quan hai tỉnh Cần Thơ và Tiền Giang. Các điểm tham quan nổi bật:
  • Vườn cò Bằng Lăng
  • Cù lao Long - Lân - Quy - Phụng (cơ sở sản xuất mật ong, chèo xuồng, cơ sở sản xuất kẹo dừa, thánh địa đạo dừa, nghe đờn ca tài tử)
  • Làng du lịch Mỹ Khánh
  • Chợ nổi Cái Răng
  • Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam 
ĐÀ NẴNG – CẦN THƠ – TIỀN GIANG
Thời gian: 3 ngày 2 đêm
Khởi hành: Thứ 3 và Thứ 5
Phương tiện: Xe, tàu du lịch

NGÀY 1: ĐÀ NẴNG – CẦN THƠ (ĂN 1 BUỔI)
Chiều: 14h00, HDV đón quý khách tại Sân Bay Trà Nóc. Xe đưa đoàn đi tham quan Vườn Cò Bằng Lăng là sân chim lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, có trên hàng chục nghìn con chim, cò, cồng cộc sống chung với nhau.
Hướng dẫn viên đưa đoàn trở về trung tâm TP. Cần Thơ, quý khách dùng cơm chiều và nhận phòng nghỉ ngơi.
Tối: Tự do khám phá Tây Đô về đêm.
NGÀY 2: CẦN THƠ – TIỀN GIANG (ĂN 3 BUỔI)
Sáng: 07h00, Quý khách dùng điểm tâm sáng. Khởi hành đi Mỹ Tho, quý khách tham quan 4 cù lao: Long – Lân – Quy – Phụng quý khách bắt đầu trải nghiệm:
  • Tham quan vườn nhãn và cơ sở nuôi ong mật: Quý khách thưởng thức trà mật ong và các sản phẩm chế biến từ mật ong.
  • Nghe đờn ca tài tử và thửng thức 5 loại trái cây đặc sản Miền Tây.
  • Chèo xuồng ba lá len lỏi qua từng con rạch nhỏ
  • Tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa
  • Tham quan thánh địa Đạo Dừa
Trưa: Quý khách dùng cơm trưa tại KDL Cồn Phụng. Khởi hành về lại Cần Thơ, quý khách nghỉ ngơi tự do trên xe.
Chiều: 18h30, Quý khách dùng cơm chiều tại nhà hàng Du Thuyền Cần Thơ. Quý khách dùng cơm và tận hưởng không khí mát lành của dòng sông Hậu, ngắm Cầu Cần Thơ thơ mộng rực rỡ ánh đèn.
NGÀY 3: CẦN THƠ – TIỄN KHÁCH (ĂN 2 BUỔI)
Sáng: 05h30, Quý khách đến tàu Bến Ninh Kiều, lên tàu khởi hành đi Chợ Nổi Cái Răng, khám phá cuộc sống sông nước Miền Tây, hòa mình vào không khí giao thương tấp nập nơi đây và mua sắm các loại trái cây tươi ngon về làm quà.
06h30, Tàu đưa quý khách trở lại Bến Tàu, quý khách về khách sạn dùng điểm tâm sáng.
08h00, Xe đưa quý khách tham quan KDL Mỹ Khánh:
  • Tham quan khu ẩm thực Nam Bộ: quý khách có thể thưởng thức các món ăn dân dã Miền Tây (chi phí tự túc).
  • Nhà Cổ Nam Bộ
  • Khu trò chơi dân gian: tham gia các trò chơi đua heo, đua chó, xiếc khỉ, câu cá sấu vô cùng hấp dẫn.
Tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Phương Namlà thiền viện lớn nhất Miền Tây.
Trưa: Quý khách dùng cơm trưa tại KDL.  Xe đưa quý khách đến sân bay Trà Nóc, quý khách làm thủ tục cho chuyến bay về Đà Nẵng lúc 14h35.
Hướng dẫn viên chào tạm biệt quý khách và xin hẹn gặp lại!



GIÁ TOUR BAO GỒM:
  • Xe đưa đón quý khách tham quan suốt tuyến bố trí theo số lượng.
  • Tàu tham quan Chợ Nổi Cái Răng.
  • Vé tham quan các điểm du lịch.
  • Hướng dẫn viên, nước, bảo hiểm.
  • Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao.
  • Ăn uống theo chương trình.
GIÁ TOUR CHƯA BAO GỒM:
  • Vé máy bay khứ hồi Đà Nẵng – Cần Thơ.
  • Thuế VAT.
  • Chi phí giặt ủi, ăn uống, tham quan ngoài chương trình.
  • Phụ thu phòng đơn 300.000đ/phòng/đêm.
GIÁ TOUR DÀNH CHO TRẺ EM:
  • Trẻ em dưới 05 tuổi: miễn phí, bố mẹ vui lòng lo cho bé.
  • Trẻ em từ 05 tuổi – 10 tuổi: mua 50% giá tour, tiêu chuẩn người lớn, ngủ chung với bố mẹ.
  • Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: mua vé người lớn.
ĐIỀU KIỆN HỦY TOUR:
  • Hủy tour trước ngày khởi hành 03 ngày: chịu toàn bộ chi phí hủy dịch vụ do bên thứ 03 yêu cầu.
  • Hủy tour trước ngày khởi hành 02 ngày: trả 50% giá trị tour.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Lễ hội Sen Dolta của người Khmer Nam Bộ

Cũng như Lễ Vu Lan báo hiếu của đồng bào dân tộc Kinh, đồng bào Khmer Nam Bộ cùng mang chung nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đó với ngày lễ Sen Đolta – lễ cúng ông bà tổ tiên để ghi nhớ ơn sinh thành nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ, là một trong những lễ lớn trong năm. Sen Đolta dịch ra có nghĩa là “cúng ông bà”, do đó lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian.

Không từng bừng, náo nức như Tết Chol Chnam Thmay, cũng không nhộn nhịp như lễ Ok Om Bok, lễ Sen Đolta thâm trầm hơn. Lễ Sen Đolta diễn ra trong 3 ngày, từ 29-8 đến 1-9 âm lịch tại các ngôi chùa Khmer. Ngày thứ nhất là dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, cúng cơm người đã khuất. Ngày thứ hai mời ông bà vào chùa nghe tụng kinh. Và ngày thứ ba là cúng cơm đưa tiễn ông bà. Người Khmer dâng cơm lên các sư sãi và những món đồ thường dùng để cúng ông bà. Sau khi cúng xong, các lễ vật được đặt vào trong một chiếc bè kết bằng chuối thả trôi trên dòng sông, kênh rạch để cúng người đã khuất.
Trong ba ngày Đolta có nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và nhiều hoạt động khác diễn ra đan xen với nhau thể hiện bản sắc văn hóa riêng của đồng bào Khmer Nam Bộ như hòa nhạc ngũ âm, hát dù kê, múa các điệu múa truyền thống,… Đặc biệt, bà con tập trung đông đảo tổ chức đua bò kéo bừa truyền thống. Nổi bật lên là “Lễ hội đua bò Bảy Núi” ở An Giang đã trở thành tâm điểm du lịch thu hút hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài nước điển hình là nước bạn Campuchia cũng mang đến lễ hội những đôi bò chắc khỏe để tranh tài.

Không chỉ tai nghe mà du khách sẽ chứng kiến cuộc đua bò hoành tráng có một không hai qua sự phối hợp ăn ý khéo léo giữa các “tài xế” với đôi bò của mình. Sẽ là một ngạc nhiên cho du khách khi trường đua đơn giản chỉ là một khoảng đất trống được đào sâu, xung quanh đường đua đắp cao để bà con tiện theo dõi chứ không bằng phẳng như đua xe hay các cuộc đua khác. Những đôi bò lực lưỡng được các tài xế chăm chút chọn lựa rất kỹ vì đây là niềm tự hào của phum sóc cho cuộc đua. Vui theo tiếng hò reo, cỗ vũ nhiệt tình, du khách cảm thấy thật phấn khích và phải trầm trồ, thán phục trước sự dũng cảm của bà con khi điều khiển những chú bò vượt mặt nhau về đích.

Theo quan niệm của đồng bào vùng Bảy Núi, đua bò có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Đua bò nào giành được giải cao không những mang lại niềm kiêu hãnh cho chủ nhân đôi bò mà còn mang đến cho cả phum sóc một niềm vui, một nghị lực để giành nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực khác, như bò của phum sóc có sức khỏe dẻo dai, cày bừa tốt, giúp cho bà con thực hiện gieo trồng được dễ dàng, đem lại mùa màng bội thu, dân làng no ấm.

Lễ hội Sen Đolta vừa thể hiện được truyền thống “cây có cội, nước có nguồn” vừa giúp cho gia đình sum họp, đầm ấm và thắt chặt tình đoàn kết thương yêu nhau giữa các phum sóc. Đến với lễ hội du khách sẽ có cái nhìn mới hơn về cách sinh hoạt và các phong tục của người Khmer Nam Bộ ngày nay.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Khám phá lễ hội của người Khmer Nam Bộ - Lễ hội Chol Chnam Thmay

KHÁM PHÁ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ

Người Khmer Nam Bộ là cộng đồng dân tộc thuộc nhóm Môn – Khmer và theo giáo phái Nam Tông, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang,… Đồng bằng sông Cửu Long được ưu ái thừa hưởng nhiều dòng văn hóa đặc sắc từ phong tục, tập quán cho đến lễ hội đều mang sắc thái khác nhau tạo sức hút lớn cho sự giao thoa giữa các dòng văn hóa càng trở nên độc đáo hơn.
Đối với người Khmer chùa là nơi sinh hoạt, tập trung bà con trong vùng và là nơi diễn ra hầu hết các lễ hội cộng đồng phum sóc. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer chính là các lễ hội. Hàng năm diễn ra nhiều lễ hội nhưng đặc sắc nhất và lớn nhất là: Chol Chnam Thmay, Sen Đolta, Ok Om Bok. Mọi người từ khắp các vùng miền đổ về đây hòa mình vào không khí vui tươi, nhộn nhịp và ghi lại cho mình những khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Đây được xem là một trong những sự kiện du lịch nổi bật của Đồng bằng sông Cửu Long, hàng nghìn lượt khách đến đây mỗi năm và trong đó cũng có nhiều du khách nước ngoài đến vì sự hiếu kỳ của mình.

Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay là lễ Tết cổ truyền của người Khmer cũng giống như Tết Nguyên Đán của người Kinh nhưng được tổ chức vào đầu tháng Pôsăk, còn gọi là tháng Chét theo Phật lịch Tiểu thừa rơi vào ngày 14, 15 và 16 tháng 4 Dương lịch (nếu năm nhuần thì bắt đầu vào ngày 13 tháng 4 Dương lịch). Chol Chnam Thmay có nghĩa là “lễ chịu tuổi” hay “vào năm mới”, lễ diễn ra sau khi mùa màng thu hoạch xong cũng chính là thời gian nông nhàn cho bà con tha hồ vui Tết. 
Ăn Tết xong lại chuẩn bị đón mùa mưa, gieo sạ lúa. Tết này có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Khmer Nam Bộ vì nó vừa là ngày mở đầu năm mới, mở đầu thời vụ mới cũng là ngày hạnh phúc tươi vui mới nhất trong năm mới.

Để cảm nhận được mùi vị Tết của người Khmer như thế nào thì du khách nên đến trước vài ngày sẽ thấy không khí Tết rộn ràng khắp các phum sóc, mọi nhà đều tất bật chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ cho những ngày Tết. Bên ngoài ngôi nhà được sơn phết lại, bên trong thì dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, bàn ghế cũng được lau chùi bóng loáng. Cũng giống như người Kinh nhà nhà người Khmer đều có những nồi bánh nùm – chrụt (gần giống bánh tét), nùm – tiên (gần giống bánh ít) trên bếp lửa reo tí tách. Ngoài ra còn có các loại bánh khác như: nùm – chết (bánh dừa nhân chuối), sùm-bóc-cháp (bánh bột nhân dừa),… dùng  để vui Tết và thếch đãi khách, vị ngon của tất cả loại bánh rất đặc trưng không thua kém gì bánh của người Kinh.

Chol Chnam Thmay diễn ra trong 3 ngày: ngày đầu tiên gọi là Chol Sangkran Thmay, ngày thứ hai gọi là Wonbơt và ngày cuối cùng gọi là Lơn Săk. Hòa mình trong không khí tưng bừng, rộn ràng của lễ hội du khách được dịp tham gia vào những nghi lễ và tìm hiểu phong tục của người Khmer Nam Bộ.

Vào ngày đầu năm mới, những thành viên trong gia đình tắm gọi, mặc quần áo đẹp quây quần bên bàn thờ tổ tiên cúng vái đưa Têvêđa (Thần coi sóc) cũ, đón Têvêđa mới. Theo tập tục của mình trong những ngày Tết, người Khmer mang lễ vật dâng cho các vị sư sãi trong chùa, nghe nhà sư tụng kinh năm mới, thuyết giảng Phật giáo, bà con trong sóc thăm hỏi chúc mừng lẫn nhau. Điều đặc biệt vào buổi chiều ngày lễ thứ hai, du khách sẽ cùng bà con tiến hành lễ “Đắp núi cát”, gọi là Puôn Phnum Khsach. Tục này có ý nghĩa ngăn trở ma quỷ và những điều xấu, đồng thời nhắc nhở mọi người nên tích phúc để ngày một cao vời, lớn lao như núi và lan dần khắp bốn phương, tám hướng. Và ngày cuối cùng, tiến hành lễ tắm Phật, lễ rất lớn và trang trọng. Người Khmer dùng nước sạch thả vào đó những bông hoa có mùi thơm, rồi dùng những nhánh hoa nhúng vào vẩy lên tượng Phật, sau đó tắm cho các vị sư cao niên, các ngôi tháp đựng hài cốt các vị sư đã viên tịch,… Đây là một nghi lễ rất quan trọng với đồng bào Khmer Nam Bộ vì họ tin rằng sẽ được Phật tha thứ cho những lỗi lầm thiếu sót trong năm cũ, ban nhiều sức khỏe, làm ăn trúng mùa, ý nguyện được thành, phum sóc yên ổn,… trong năm mới.

Tết Chol Chnam Thmay càng trở nên náo nhiệt hơn hơn khi du khách cùng nam nữ thanh niên Khmer thỏa thích vui chơi ca hát các điệu dù kê, rô băm, múa lâm thôn,... tại sân chùa. Trong ba ngày lễ tiếng trống nhạc của giàn ngũ âm vang lên liên hồi, các cô gái Khmer xinh đẹp dịu dàng trong trang phục truyền thống sặc sỡ màu sắc, nhịp nhàng quyến rũ với điệu múa lâm thôn sẽ hút hồn du khách theo từng cung bậc cảm xúc. Vui nhất là “hát dù kê” (còn gọi là hát lò khôn). Hai bên nam nữ hát đối đáp qua lại kết hợp ném Chơ hung (là những chiếc khăn đủ màu sắc kết tròn lại như trái bóng được nam nữ ném qua ném lại cho nhau như ném “còn” của người Thái vùng Tây Bắc). Đây cũng là dịp để họ tìm hiểu nhau, hẹn hò và phô bày tình cảm, và nhiều đôi đã nên vợ nên chồng. Ngoài ra còn có các trò chơi như kéo co, đánh bóng chuyền, hát bo suông (hát giao duyên),… Buổi tối mọi người tụ họp lại đốt pháo thăng thiên, thả diều, đánh quay lửa,…


Tuy phân bố ở nhiều vùng khác nhau nhưng người Khmer vẫn giữ những tập tục nghi lễ giống nhau. Ở Sóc Trăng được pha thêm chút vui tươi, dí dỏm của “Ông Thần tài, Thổ địa” người Kinh đi dán liễn mừng năm mới bằng chữ Khmer. Ở An Giang thì hào hứng với trò chơi tát nước thơm cầu may mắn từ người lớn tuổi làm không khí lễ hội náo nức hẳn lên.

Bài đăng phổ biến