Reuters đăng bài giới thiệu chợ tình Khâu Vai của Việt Nam, khiến cộng đồng mạng thế giới đặc biệt quan tâm và thích thú.
Chợ tình Khâu Vai ở tình Hà Giang của Việt Nam sau khi được giới thiệu trên báo và trang mạng nước ngoài đã khiến cộng đồng mạng thế giới rất thích thú.
Trong bài giới thiệu chợ tình Khâu Vai tại tỉnh Hà Giang của Việt Nam, tác giả viết, phần lớn mọi người khó lòng chấp nhận dù trong suy nghĩ về chuyện bạn đời của mình “qua lại” và tâm tình với “người cũ” vào một dịp nhất định trong năm. Tuy nhiên, một cộng đồng nhỏ trong đại gia đình Việt Nam là một ngoại lệ.
Với phiên chợ “tình yêu” thường niên được tổ chức vào ngày 26/3 và 27/3 theo lịch âm của người Việt tại sườn đồi làng Khâu Vai, tỉnh Hà Giang, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km và giáp biên giới với Trung Quốc, hàng trăm cặp tình nhân một thời thuộc các dân tộc thiểu số miền núi khác nhau như Nùng, Tày, Sán Chỉ, Lô Lô, Dao, Giáy và Hmong lại có cơ hội đoàn tụ và tâm tình với nhau.
Từ đó, tác giả bài viết cũng tỏ lòng cảm phục đối với những người không ngại đi bộ từ các huyện miền núi lân cận để tham dự phiên chợ tình kéo dài 2 ngày nhằm có cơ hội gặp lại “người tình cũ” mà trước kia vì một hoặc nhiều lý do nào đó, họ đã không thể nên duyên vợ chồng.
Theo tác giả bài viết, chuyện này rõ ràng lạ lùng đối với hầu hết mọi người trên thế giới và nếu được tổ chức ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, chợ tình như trên nhiều khả năng sẽ khởi nguồn cho một cuộc chiến hỗn loạn. Tuy nhiên, người dân Khâu Vai có lý do vững chắc và thuyết phục để tổ chức và duy trì phiên chợ tình có một không hai trên thế giới đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm.
Phiên chợ tình Khâu Vai bắt nguồn từ một truyền thuyết đẹp, lãng mạn nhưng đượm buồn của một đôi trai gái ở địa phương. Chuyện kể lại rằng, xưa kia vào thời ở đất Khâu Vai có một chàng trai người Nùng đem lòng yêu tha thiết một cô gái người Giáy xinh đẹp ở làng bên. Chuyện tình của họ đang đẹp như bông hoa của núi rừng thì cha mẹ, họ hàng hai bên biết chuyện. Họ ra sức ngăn cản bởi theo lệ thời đó, dân tộc nào chỉ lấy người trong dân tộc ấy. Hơn nữa, việc dựng vợ gả chồng thời đó cũng là việc của các bậc cha mẹ nên việc đôi trai gái yêu nhau là trái với lệ làng…
Tồi tệ hơn, cuộc tình của họ đã dẫn đến xích mích và sau đó là cuộc chiến đẫm máu giữa hai dân tộc Nùng – Giáy. Chứng kiến cảnh tượng đó, đôi trai gái rất đau lòng và đành phải gạt nước mắt chia tay nhau. Tuy nhiên, tình yêu mà họ dành cho nhau không bao giờ nguôi ngoai. Do đó, hai người bí mật hẹn ước, do không thể se duyên vợ chồng nhưng mỗi năm họ sẽ gặp lại nhau một lần vào ngày 27 của tháng âm lịch thứ 3.
Từ đó đến nay, “đến hẹn lại lên”, cứ mỗi dịp chợ tình mở, người Khâu Vai và cư dân ở các huyện lân cận lại lục tục kéo nhau tới tham dự, tìm lại “người tình cũ” để trò chuyện, tâm tình. Vào dịp này, các nghệ sĩ địa phương trong trang phục sặc sỡ sắc màu cũng diễn lại câu chuyện tình yêu bị cấm đoán của đôi nam nữ xưa kia. Lau Minh Pao, một cư dân địa phương cho biết, năm nào anh cũng tham dự chợ tình Khâu Vai để gặp lại và có dịp tâm tình với “người tình cũ” của mình.
“Trước đây, chúng tôi yêu nhau nhưng không thể nên duyên vợ chồng vì chúng tôi ở quá xa nhau. Chợ tình là cơ hội để chúng tôi gặp lại nhau, ôn lại chuyện cũ”, anh Pao chia sẻ.
Người vợ hiện tại của anh Pao không có bất cứ ý kiến gì về chuyện này khi cũng như chồng mình, hàng năm cô đều tham dự chợ tình Khâu Vai để gặp lại người đàn ông mà cô từng yêu thương.
Phương Đăng
Chợ tình Khâu Vai ở tình Hà Giang của Việt Nam sau khi được giới thiệu trên báo và trang mạng nước ngoài đã khiến cộng đồng mạng thế giới rất thích thú.
Trong bài giới thiệu chợ tình Khâu Vai tại tỉnh Hà Giang của Việt Nam, tác giả viết, phần lớn mọi người khó lòng chấp nhận dù trong suy nghĩ về chuyện bạn đời của mình “qua lại” và tâm tình với “người cũ” vào một dịp nhất định trong năm. Tuy nhiên, một cộng đồng nhỏ trong đại gia đình Việt Nam là một ngoại lệ.
Với phiên chợ “tình yêu” thường niên được tổ chức vào ngày 26/3 và 27/3 theo lịch âm của người Việt tại sườn đồi làng Khâu Vai, tỉnh Hà Giang, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km và giáp biên giới với Trung Quốc, hàng trăm cặp tình nhân một thời thuộc các dân tộc thiểu số miền núi khác nhau như Nùng, Tày, Sán Chỉ, Lô Lô, Dao, Giáy và Hmong lại có cơ hội đoàn tụ và tâm tình với nhau.
Từ đó, tác giả bài viết cũng tỏ lòng cảm phục đối với những người không ngại đi bộ từ các huyện miền núi lân cận để tham dự phiên chợ tình kéo dài 2 ngày nhằm có cơ hội gặp lại “người tình cũ” mà trước kia vì một hoặc nhiều lý do nào đó, họ đã không thể nên duyên vợ chồng.
Theo tác giả bài viết, chuyện này rõ ràng lạ lùng đối với hầu hết mọi người trên thế giới và nếu được tổ chức ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, chợ tình như trên nhiều khả năng sẽ khởi nguồn cho một cuộc chiến hỗn loạn. Tuy nhiên, người dân Khâu Vai có lý do vững chắc và thuyết phục để tổ chức và duy trì phiên chợ tình có một không hai trên thế giới đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm.
Phiên chợ tình Khâu Vai bắt nguồn từ một truyền thuyết đẹp, lãng mạn nhưng đượm buồn của một đôi trai gái ở địa phương. Chuyện kể lại rằng, xưa kia vào thời ở đất Khâu Vai có một chàng trai người Nùng đem lòng yêu tha thiết một cô gái người Giáy xinh đẹp ở làng bên. Chuyện tình của họ đang đẹp như bông hoa của núi rừng thì cha mẹ, họ hàng hai bên biết chuyện. Họ ra sức ngăn cản bởi theo lệ thời đó, dân tộc nào chỉ lấy người trong dân tộc ấy. Hơn nữa, việc dựng vợ gả chồng thời đó cũng là việc của các bậc cha mẹ nên việc đôi trai gái yêu nhau là trái với lệ làng…
Tồi tệ hơn, cuộc tình của họ đã dẫn đến xích mích và sau đó là cuộc chiến đẫm máu giữa hai dân tộc Nùng – Giáy. Chứng kiến cảnh tượng đó, đôi trai gái rất đau lòng và đành phải gạt nước mắt chia tay nhau. Tuy nhiên, tình yêu mà họ dành cho nhau không bao giờ nguôi ngoai. Do đó, hai người bí mật hẹn ước, do không thể se duyên vợ chồng nhưng mỗi năm họ sẽ gặp lại nhau một lần vào ngày 27 của tháng âm lịch thứ 3.
Từ đó đến nay, “đến hẹn lại lên”, cứ mỗi dịp chợ tình mở, người Khâu Vai và cư dân ở các huyện lân cận lại lục tục kéo nhau tới tham dự, tìm lại “người tình cũ” để trò chuyện, tâm tình. Vào dịp này, các nghệ sĩ địa phương trong trang phục sặc sỡ sắc màu cũng diễn lại câu chuyện tình yêu bị cấm đoán của đôi nam nữ xưa kia. Lau Minh Pao, một cư dân địa phương cho biết, năm nào anh cũng tham dự chợ tình Khâu Vai để gặp lại và có dịp tâm tình với “người tình cũ” của mình.
“Trước đây, chúng tôi yêu nhau nhưng không thể nên duyên vợ chồng vì chúng tôi ở quá xa nhau. Chợ tình là cơ hội để chúng tôi gặp lại nhau, ôn lại chuyện cũ”, anh Pao chia sẻ.
Người vợ hiện tại của anh Pao không có bất cứ ý kiến gì về chuyện này khi cũng như chồng mình, hàng năm cô đều tham dự chợ tình Khâu Vai để gặp lại người đàn ông mà cô từng yêu thương.
Phương Đăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét