Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Kinh nghiệm du lịch dã ngoại

Ngày nay việc đi du lịch theo kiểu dã ngoại không phải là chuyện lạ. Nhiều gia đình tổ chức thường xuyên, hay các nhóm bạn bè thường rủ nhau đi dã ngoại. Thời gian đi có thể là trong ngày hoặc vài ngà
Vì đây là du lịch dã ngoại nên khác với các tour du lịch nhưng cũng gần giống với du lich bụi. Vì vậy việc chuẩn bị du lịch dã ngoại khác với nhưng hình thức du lịch ở trên. Du lịch Việt Nam chia sẻ với bạn đọc một số kinh nghiệm du lịch dã ngoại dài ngày.
Túi mỹ phẩm cá nhân cần có trên 10 món: kem đánh răng, bàn chải, mỹ phẩm trang điểm, kem dưỡng, sữa rửa mặt, dầu gội đầu... Sử dụng loại mini chuyên dùng cho du lịch, bạn có thể để tất cả trong chiếc ví nhỏ gọn gàng.

kinh nghiem du lich da ngoai, cam nang du lich

Chẳng hạn loại khăn mặt bằng vải cotton nén, nhỏ có đường kính khoảng 3cm, khi dùng ngâm viên này vào nước sẽ nở bung thành một chiếc khăn mặt bình thường. Dùng khăn mặt ướt hoặc tẩy trang tẩm sẵn các chất tẩy rửa chuyên dùng cho da để chùi sạch chất bám khó trôi như son lâu phai, mascara… Son môi có loại đóng hộp nhỏ (như vỉ thuốc) với 6- 10 màu khác nhau và chỉ cần 1 vỉ son có thể pha thành mấy chục tông màu khác nhau.

Túi thuốc cá nhân ít nhất phải có dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc trị nhức đầu, kem thoa da chống muỗi, thuốc trị côn trùng cắn, kem thoa da trị bỏng hoặc dị ứng... Tuỳ theo sức khoẻ cá nhân, cần mang theo đường ăn kiêng hoặc thuốc đặc trị riêng. Loại dung dịch rửa tay không cần dùng nước có tác dụng diệt khuẩn tốt, tiện dụng rửa tay trước khi ăn hoặc khử mùi khi dùng thuỷ hải sản. Bộ dụng cụ cá nhân gọn có kích cỡ khoảng 2 ngón tay xếp trong bọc da gồm 1 đồ cắt móng, dao cắt nhỏ, giũa móng và đồ khui có thể dùng mở nắp chai, khui đồ hộp hàng ngày. Hoặc dùng bộ dụng cụ từ 8 món với lược, gương, bàn chải đánh răng, mút tắm, giũa móng tay, nhíp, dao cạo râu... đựng trong một chiếc túi giúp cho việc vệ sinh cá nhân được chu đáo hơn.

du lich da ngoai, kinh nghiem du lich

Bàn ủi, máy sấy loại xếp gọn nên chọn có nhiều tốc độ để trong trường hợp cần thiết có thể dùng nó ủi, sấy, làm khô quần áo... Nếu chuyến du lịch cần đi bộ nhiều, chú ý chọn loại giày êm, nhẹ, dùng loại vớ cotton mềm… và mang theo loại kem thoa chân dùng vào buổi tối để làm mềm da, giúp thư giãn và phục hồi mỏi mệt cho chân. Những vật dụng khác như bộ kim chỉ nút với chiếc kéo nhỏ, kim khâu tay, chỉ, nút, kim băng, kim gút với giá chỉ 9.000-14.000đ/túi trở nên rất hữu dụng trong các trường hợp bất ngờ. Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm các bộ lều dã ngoại, diều, nồi nấu đa năng... để thoả mãn nhu cầu tận hưởng không khí thiên nhiên hoang dã, tự thưởng thức bữa ăn theo ý mình.

Kinh nghiệm sử dụng lều đi dã ngoại

Trong những vật dụng cần chuẩn bị thì lều là thứ không thể thiếu cho những chuyến đi, đặc biệt là những chuyến qua đêm. Để sở hữu chúng không khó, nhưng ít người trong chúng ta để ý đến việc nhỏ như hạ, gấp lều như thế nào để chúng được bền.
kinh nghiem du lich da ngoia dai ngay, dung leu du lich

Giặt lều và cất giữ lều

Giặt lều sau mỗi chuyến đi tưởng chừng rất đơn giản, nhưng nó lại không hề đơn giản nếu bạn muốn giữ lều của mình lâu bị hỏng, bị mòn do giặt lều. Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ cho bạn khi làm sạch lều:

- Không giặt vải lều bằng máy giặt vì máy giặt sẽ làm hỏng khả năng chống nước của vải lều
- Nên dùng vải ướt lau sạch chỗ bẩn bằng xà phòng sau đó để khô trước khi gấp

- Với một số vết bẩn khó làm sạch, chúng ta nên chấp nhận bỏ qua vì nếu cố gắng làm sạch chúng bằng cáchóa chất tẩy rửa mạnh hoặc vò mạnh khi giặt sẽ làm hỏng vải lều.

- Nếu sau cơn mưa lều bị ướt (cả trong và ngoài) mà bạn vội cuộn, cất lều trong túi thì lều thường có mùi khó chịu, do vậy cần để lều khô trước khi cuộn và cất.

Hạ gấp lều

- Khi gấp lều cho vào túi bạn lưu ý nên để mở các cửa lều để không khí trong lều thoát hết ra ngoài giúp bạn cuộn lều chặt hơn.

- Trước khi gấp lều phải đảm bảo trong lều không còn sót lại vật dụng gì. Những đồ vật sắc nhọn có thể làm rách vải. Đồ ăn thừa bị bỏ quên sẽ bị ôi thiu và làm bẩn lều, thậm chí làm hỏng vải lều.

- Khi gấp lều cố gắng gấp theo các đường gấp có sẵn. Nếu các đường gấp này mất đi thì bạn nên gấp lều theo độ dài của cọc lều.
- Các cọc lều cần cho vào túi riêng đựng cọc lều, Khi cuộn gấp lều, các thanh cọc lều nên được đặt vào trong để tạo thành lõi để cuộn lều. Cách này giúp bạn cuộn lều chặt hơn. Bạn nên cuộn theo hướng từ phía ngoài vào trong
- Khi dỡ lều, bạn lưu ý dùng cách đẩy các thanh cọc lều ra khỏi các suốt vải thay vì kéo chúng ra, bởi khi bạn kéo nhiều lần sẽ khiến kéo dây chun nối các thanh cọc mất dần tính đàn hồi.
- Tốt nhất là hạ lều khi lều đã hoàn toàn khô thoáng cả bên trong và bên ngoài. Buổi sáng, thông thường lều sẽ bị ẩm do tiếp xúc với sương, bạn nên đợi cho mặt trời làm khô lều trước khi gấp, bằng cách này mà độ bền và các tính năng của lều sẽ được duy trì ổn định.

Dựng lều và sử dụng lều

- Khi dựng lều nên trải rộng vải lều trên mặt đất trước khi cho các cọc lều vào suốt vải.
- Chỉ uốn cong các thanh cọc lều sau khi các suốt vải đã dàn đều theo chiều dài của cọc. Nếu các suốt vải nằm không đều mà chúng ta đã vội vàng uốn cong cọc lều thì có thể một số đoạn cọc lều sẽ bị cong quá mức cho phép, thậm chí bị gẫy.

- Tùy thuộc vào nhiệt độ và thời tiết của ngày cắm trại mà hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong lều có thể xảy ra, do có sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài lều. Để giảm thiểu sự ngưng tụ, bạn hãy mở rộng tất cả những cửa thông gió, thậm chí nếu có thể bạn nên mở một phần cửa chính để lều được thông thoáng hơn.

sửa gọng lều bị gãy hoặc hỏng

Gọng lều có thể bị dập hoặc bị gãy, hoặc đứt dây co giãn nối các khúc gọng với nhau trong quá trình sử dụng. Phương pháp sửa chữa có thể kinh tế hơn là bạn thay thế. Tùy thuộc mức độ hỏng hóc bạn lựa chon sửa chữa hay thay thế. Nếu dây nối các khúc gọng bị đứt thì bạn không nhất thiết phải thay thế cả bộ gọng lều, mà chỉ cần mua dây đó về thay. Loại dây đó có bán riêng lẻ ngoài thị trường. Nếu gọng lều bị gãy hay giập một khúc bạn có thể thay một khúc đó mà thôi. Trong trường hợp bị gãy hay giập nhiều đoan không thể sửa chữa được nữa thì bạn nên thay thế bộ gọng mới cho lều.

Khi lều có mùi nấm mốc

Khi sử dụng lều thấy có mùi ẩm mốc hay xuất hiện các chấm nhỏ trên bề mặt lều thì có thể lều bạn đã bị nấm mốc. Nấm mốc sinh sôi và phát triển trong môi trường ẩm và bụi bẩn. Chúng sẽ thâm nhập vào lớp vải lều và phát triển giữa lớp vải và phủ lều rồi dần dần phá vỡ kết cấu đó. Để tránh được việc này bạn sử dụng cách sau:
du lich da ngoai cung ban be, kinh nghiem du lich

Dựng lều lên và sử dụng một miếng bọt biển và nước xà phòng ấm để làm sạch lều. Sau đó pha một hỗn hợp gồm thuốc sát trùng lizon và nước nóng theo tỷ lệ 1:2 và sử dụng miếng bọt biển chà vào chỗ có nấm mốc. Sau đó để lều khô. Tiếp đó bạn pha một hỗn hợp gồm muối, nước cốt chanh và nước nóng. Sau đó lại chà hỗn hợp này lên chỗ bị nấm mốc, rồi phơi khô lều.
Phương pháp này có thể làm nấm mốc biến mất, và lều bạn hết mùi nhưng không thể làm sạch các vết bẩn được.

Cách dựng lều

Có nhiều loại lều khác nhau, nên mỗi loại sẽ có cách cách dựng khác nhau. Nhưng về cơ bản có các bước sau:

- Chọn vị trí dựng lều: chọn một khu đất đủ rộng để trải lều. Bạn nên sử dụng một tấm trải bạt phủ bên dưới để tránh bẩn lều và chống nước thấm vào trong lều. Lấy thân lều trải phẳng trên tấm trải.

- Dựng lều: Nối các khớp gọng lều thành hai thanh dài. Xuyên 2 thanh chéo qua từ góc này chéo sang bên kia của góc lều và cố định lều vào 4 góc của lều dựng lên tạo hình dáng lều.
- Sử dụng ghim để ghim 4 góc lều tránh bị gió giật và phủ tấm phủ lên đỉnh lều để tránh nước.
kinh nghiem du lich, du lich da ngoai vai ngay
Mạng xã hội du lịch Việt Nam chúc bạn có chuyến dã ngoại vui vẻ cùng gia đình, bạn bè.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến