Nằm khép mình bên cạnh Văn Miếu Quốc Tử Giám, “phố ông Đồ” là một danh xưng ra đời từ năm 2009.
< "Ông đồ" Lê Quang Thản đang cho chữ tại "Phố Ông đồ" Hà Nội
< Sư Thầy Thích Nguyên Đạo (Chùa Thiên Tôn - Quận 5, TP Hồ Chí Minh) vui vẻ trò chuyện với các bạn trẻ, đây là năm đầu tiên sư thầy ăn tết tại Hà Nội, “tôi muốn khám phá cái lõi văn hóa của Hà Nội trong những ngày tết”, Thầy Thích Nguyên Đạo cho biết thêm.
< Bên cạnh những nét thư pháp tiếng Việt, để đáp ứng nhu cầu của các du khách ngọai quốc, một số “Ông đồ” còn sáng tạo ra những nét thư pháp bằng tiếng Anh.
< Mực tàu, bút nghiên, những dụng cụ không thể thiếu được đối với các “Ông đồ”.
Cả một con phố dài chưa đầy 1km, những “ông đồ”, “bà đồ” già, trẻ với những trang phục xưa, áo the khắn xếp đang rón rén đưa những đường bút thăng hoa tặng những người dân với những lời chúc: “phúc”, “lộc”, “thọ”, “an”…
< Những câu đối đỏ được sắp xếp ngay ngắn trên bờ tường của Văn Miếu Quốc Từ Giám.
Không chỉ có con cái xin chữ để kính tặng cha mẹ mà ngay cả những ông bố bà mẹ cũng đến xin ông đồ chữ để tặng cho con mình với mong muốn con cái sống tốt hơn.
< “Ông đồ” Nguyễn Thế Sùng đang được một người bạn nhờ đặt viết chữ thư pháp ngày tết qua điện thoại.
Người người xin chữ, nhà nhà xin chữ khiến phố ông đồ trở nên tấp nập.
< “Chúng tôi không đặt nặng vấn đề thương mại, được ngồi đây và cho chữ cầu bình an cho mọi người là điều hạnh phúc nhất” Thư pháp gia Lại An Khánh (60 tuổi) cho biết.
< Một du khách nước ngoài cảm thấy thích thú khi được thư pháp gia Kiều Quốc Khánh cho chữ cầu an.
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.”
< Một bạn trẻ cảm thấy hào hứng khi được cụ đồ Cung Khắc Lược cho chữ và phân tích ý nghĩa của chữ “Phúc” một chữ được nhiều người xin vào những ngày tết.
Bên cạnh những nét thư pháp điêu luyện, tiến sĩ hán học Cung Khắc Lược còn nổi tiếng về sự thông thái và sâu sắc về văn hóa, chính bởi vậy nơi ông ngồi luôn có rất nhiều người đến xin chữ.
Còn tại TPHCM thì sao? Như mọi năm, CLB Thư pháp chữ Việt (thuộc Cung Văn hóa lao động TP HCM) lại mở ra một đoạn phố ông đồ ngay trước mặt tiền Cung văn hóa lao động với mục đích giao lưu cũng như bán và viết tặng chữ cho người dân dịp Tết Nhâm Thìn.
Thành phố vào những độ cận Tết, các ông đồ lại bày chõng tre, chiếu cói, bút nghiên… ngay bên đường để xây đắp sức mạnh tinh thần và cái đẹp mang tính nhân văn cao cả cho tâm hồn con người.
< Bên cạnh sự có mặt của các "ông đồ" già, đã nhiều năm múa bút mài mực...
Người người xin chữ, nhà nhà xin chữ khiến phố ông đồ trở nên tấp nập. Nhưng đông đúc nhất có lẽ là thời điểm về đêm khi các ông đồ đã lên đèn bởi lẽ đó là lúc mọi cộng việc bộn bề đã trôi qua, mọi người có thời gian để dạo phố và tìm về nguồn cội.
Nghiêng mình nhìn theo “những nét như rồng múa phượng bay” từ bàn tay điêu luyện của thầy đồ, anh Hà Mạnh Tuấn ngụ tại quận 1 cho biết: “Năm nay tôi xin thầy chữ “công thành danh toại” để tự nhắc mình trong năm mới phải cố gắng bươn chải mà vươn lên cho thành đạt. Phần khác tôi cũng xin chữ về để biếu cha mẹ xem đó như món quà tinh thần kính chúc sức khỏe của các cụ nhân dịp đầu xuân năm mới.
< Thì nơi đây cũng không thiếu những tay "chơi chữ" trẻ.
Có lẽ cũng với suy nghĩ đó nên những năm qua phố ông đồ mỗi ngày một thêm đông đúc. Và những người của “muôn năm cũ” vẫn mang cái tài hoa nghệ sỹ của mình để góp thêm niềm vui cho mọi nhà mỗi độ hoa mai hoa đào nở.
Dù đã là lần thứ 4 được tổ chức, thế nhưng hoạt động nhiều ý nghĩa này vẫn được đông đảo giới mê "chữ" của CLB ủng hộ nhiệt tình. Đoạn đường dài chưa đầy trăm mét bỗng chốc trở nên vô cùng náo nhiệt với hơn 20 sạp tre được kê cạnh nhau san sát.
Thành phần các "ông đồ" góp mặt nơi đây cũng rất đa dạng. Già có, trẻ có, nam có mà nữ cũng có. Một vài người trong số họ là những bậc tiền bối kỳ cựu, đã có hàng chục năm múa bút mài mực. Phần đông còn lại tương đối trẻ, thậm chí có người còn đang đi học. Tuy nhiên, chẳng vì thể mà giữa họ có sự phân biệt. Đến đây, tất cả đều là ông đồ, đều được thỏa niềm đam mê của mình với thư pháp.
< Nét bút khai xuân của một "ông đồ" trẻ.
So với phố ông đồ đã tồn tại nhiều năm bên hông Văn Miếu ở Hà Nội thì nơi đây không có được cái vẻ trầm mặc và cổ kính.
< Không "vẽ" chữ, một vài tay họa sĩ ký họa lại tranh thủ đến đây để kiếm thêm.
< Đôi bạn trẻ đi tìm chữ ngày xuân.
< Nét đẹp trong văn hóa xin chữ là đây.
Thay vào đó, người ta lại có thể dễ dàng cảm nhận thấy một không
khí rất trẻ trung, năng động. Và dù trẻ trung, năng động là vậy, thế nhưng vẫn không làm mất đi những giá trị xưa cũ, đó chính là nét đặc biệt của phố ông đồ giữa lòng thành phố mang tên Bác.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Tuoitre, Dantri, Vietnamnet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét