Từ lâu, xã Vinh An (Phú Vang) đã được nhiều người biết đến với "Thành phố lăng", nhưng ít ai biết Vinh An còn một bãi biển đẹp, nguyên vẻ hoang sơ.
< Thuyền chài trên bãi biển làng An Bằng (xã Vinh An).
Bãi tắm nhiều tiềm năng
Vinh An cách thành phố Huế chừng 40km theo hướng đông nam, có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Với bờ biển dài 4,9 km, bãi biển Vinh An đến nay hầu như vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, môi trường chưa bị ô nhiễm, nước biển xanh trong, bờ cát trải dài và trắng mịn. Cách mép nước vài chục mét, hàng phi lao xanh ngút góp phần làm bãi tắm hấp dẫn hơn.
< Một trong những đường ra bãi biển.
Ngoài vẻ đẹp tự nhiên, khi đến bãi biển Vinh An, du khách còn được thưởng thức những món hải sản tươi ngon với giá cả bình dân. Món bánh ép ở đây tuy cùng tên như những nơi khác, nhưng chất lượng khác nhiều. Điều này được khẳng định khi món bánh ép không chỉ phục vụ bà con địa phương, mà còn được nhiều người dùng làm quà cho người thân ở phương xa và cả ở nước ngoài.
Ngoài ra, ngư dân An Bằng (Vinh An) có truyền thống 3 năm một lần tổ chức lễ hội cầu ngư, đua thuyền truyền thống.
Lễ hội được tổ chức trong 4 ngày kéo dài từ ngày 12 đến 16 tháng 5 âm lịch. Đó là những ngày bà con xa quê trở về, là dịp du khách đến tham quan, bởi đây là dịp mọi phong tục truyền thống của một làng chài ven biển được tái hiện đầy đủ nhất.
Cần đầu tư phát triển
Đến bãi biển Vinh An vào một buổi chiều nắng đẹp, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được là sự bình yên ở nơi đây.
Tuy đang mùa hè, nhưng bãi biển không chật kín người như những nơi khác. Trên bãi cát, những chiếc thuyền nhỏ xếp thành hàng dài. Cạnh đó, vài ngư dân đang mắc lưới chuẩn bị cho chuyến biển tiếp theo, một vài gia đình đang sum vầy trong chuyến dã ngoại.
< Sân chùa An Bằng.
Bãi biển ở đây gần như vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, chỉ có 5 đến 7 hàng quán nhỏ. Theo anh Hồ Bính, chủ quán ở bãi tắm cho biết, khách ở đây chủ yếu là người địa phương, khách nơi khác đến thường không nhiều.
Anh Bính nói thêm: Việc đầu tư xây dựng bãi tắm Vinh An mang lại rất nhiều lợi ích, dễ thấy nhất là lợi ích kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động tại địa phương.
Đem những ý kiến của anh Bính trao đổi với chính quyền địa phương, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Vinh An cho biết: “Với tiềm năng của bãi biển Vinh An, địa phương cũng có mong muốn phát triển du lịch biển. Xã đã làm tờ trình đề nghị UBND huyện sớm hoàn chỉnh quy hoạch, nhưng đến nay chưa có quyết định quy hoạch cụ thể nên chính quyền xã Vinh An vẫn chưa thể làm gì”.
< Khu lăng mộ hoành tráng của dân.
Ngoài nguyên nhân trên, việc xây dựng mở rộng tuyến đường nối từ Quốc lộ 49B đến bãi tắm của xã là một khó khăn không nhỏ.
Theo ông Thành: “Tuyến đường làm bằng bê tông, hiện nay đã xuống cấp, xã sửa chữa, nâng cấp nhiều lần, nhưng nếu để phát triển du lịch biển gắn với tham quan du lịch tâm linh thì phải đầu tư xây mới. Dân cũng có kiến nghị, xã cũng dự định làm lại tuyến đường, nhưng kinh phí ít nhất là 8 tỷ đồng, trong khi xã không đủ nguồn lực”.
Là một xã thuộc diện xã bãi ngang, kinh tế còn nhiều khó khăn, việc phát triển du lịch biển gắn với tham quan du lịch hứa hẹn là ngành mũi nhọn giúp thay đổi bộ mặt kinh tế Vinh An trong tương lai. Đó là mong mỏi, nguyện vọng của đa số người dân, cũng như chính quyền địa phương nơi đây.
Theo quy hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Vinh An là 1 trong 7 xã, thị trấn của huyện Phú Vang thuộc diện quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.
- Theo Thể thao Việt Nam, Panoramio
Cung cấp các Chương trình Tour Du Lịch 2016, Dịch vụ Du Lịch, Bán Vé Máy Bay, Cho thuê xe du lịch, Làm Visa, Khách sạn giá rẻ.
Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013
Hang Thoát y: chốn thâm sơn cùng cốc
Hang Dơi giữa rừng già thâm u Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên có sức hút kỳ lạ không chỉ bởi cái tên gây tò mò mà người Mạ đã đặt cho nó - Hang Thoát y - mà còn vì những truyền thuyết ly kỳ cùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh.
Gian truân đường đến
Hai mươi năm trước, sau khi nghe những câu chuyện hấp dẫn từ các già làng Điểu K’Bá và K’Khen, các giám đốc của Sở Du lịch, Đài PT-TH và Bảo tàng Lâm Đồng cùng Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên quyết định thành lập đoàn để khảo sát nhằm khai mở tuyến du lịch hấp dẫn đến miền đất này. Lực lượng của đoàn khá hùng hậu với hơn 20 thành viên.
Chúng tôi đi xuồng ngược sông Đồng Nai. Gió lồng lộng mát rượi, những tia nắng mặt trời xuyên qua tán cây rậm rạp rừng nguyên sinh chiếu rọi xuống dòng nước trong xanh tạo thành những vệt sáng lấp lóa. Thảng hoặc những nhành phong lan mềm mại buông rủ qua những kẽ đá, hốc cây cổ thụ rêu phong đẹp như tranh.
Hai chiếc xuồng máy cập bến thôn 3, xã Phước Cát 2. Sau khi lội bộ 10 km xuyên rừng, ai nấy mệt mỏi bơ phờ và quân số dần rơi rụng gần một nửa. Đến con suối thuộc thôn 4, cô gái tên T. bỗng khóc nức nở bởi một tiểu đội vắt đã chui vào người, thi nhau hút máu. Đường càng lúc càng khó đi. Người dẫn đường liên tục vung xà gạc phát quang dây gai, bụi rậm. Nhiều lúc chúng tôi phải khom lưng bò trên sườn đồi bởi lối đi quá nhỏ và dốc.
Khi đang lội bộ trong Rừng Quýt, cách hang Thoát y chừng 2 km, người dẫn đường và cán bộ lâm nghiệp phát hiện một số dấu chân thú và bãi phân cực lớn. Các anh vui mừng cho rằng đó có thể là dấu vết của tê giác Java một sừng cực kỳ nguy cấp (có tên trong sách đỏ) chỉ còn tồn tại ở VQG Ujung Kulon (Indonesia) và Cát Tiên (Việt Nam). Thông tin này khiến già K’Bá mừng đến chảy nước mắt và thổ lộ: Trước kia mình trót giết hại 2 con tê giác vì nghĩ rằng còn nhiều bầy thú một sừng trong rừng. Đến khi Quỹ bảo vệ Động vật hoang dã thế giới (WWF) thông báo quần thể tê giác ở Cát Tiên ước chỉ còn vài ba con, mình ân hận quá!
Kỳ bí hang Thoát y
< Đường đến hang Thoát y.
Trở lại Cát Tiên lần này, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi bởi con tê giác cuối cùng đã bị giết chết (năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam). Bởi tin rằng sừng tê giác là một loại thần dược nên các tay thợ săn chuyên nghiệp đã săn lùng ráo riết loài thú này để lấy sừng bán với giá trên mây (hàng chục ngàn USD mỗi kg bột sừng). Trong khi đó khả năng sinh sản của loài thú này rất hạn chế: Thời gian mang thai khoảng 16-19 tháng và khoảng cách giữa các lần sinh con là 4-5 năm.
“Tuy không còn tê giác nhưng rừng Cát Tiên vẫn là nơi đáng khám phá bởi còn hàng trăm loài động - thực vật có tên trong sách đỏ, đặc biệt là quần thể bò tót (loài có nguy cơ tuyệt chủng cao) lớn bậc nhất thế giới với cả trăm con”- Bí thư huyện Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu tâm sự.
Ông cho biết: Cuối năm 2012, nghĩa là sau hơn 20 năm phát hiện, hang Thoát y đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Cơ quan chức năng đang lập hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận đây là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Tuy nhiên do đường đến hang quá xa xôi trắc trở nên chủ yếu chỉ có người địa phương tìm đến vãn cảnh và ước nguyện tình yêu vĩnh hằng. Giới truyền thông và dân phượt thảng hoặc mới tìm đến với sự hướng đạo của thanh niên bản địa.
Chuyện vãn quên đường dài. Hàng chục km đường rừng rợp bóng các loài cây cổ thụ như gõ đỏ, giáng hương, căm xe hoặc ken kín lồ ô, tre nứa đã lùi lại phía sau. Chúng tôi dừng chân trước cửa hang đá thiên tạo dễ đến hàng ngàn năm tuổi lòa xòa những chùm dây leo song đá, mây đắng. Già K’Bá - người từng truyền lửa nhiệt tình cho chúng tôi đi tìm hang Thoát y ngày nào giờ không còn nữa nhưng truyền thuyết hấp dẫn mà già đã kể vẫn in hằn trong tâm trí.
Chuyện rằng xưa có anh chàng tốt bụng và dũng cảm tên là K’Pài. Vợ của K’Pài lẳng lơ, ngoại tình, còn em trai thì nhỏ dại, do đó quanh năm suốt tháng chàng lên rẫy trồng lúa, trỉa bắp hoặc mang dao và cung tên vào rừng săn thú. Đã thế còn phải làm hết mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Tiên nữ trong Hang Dơi biết chuyện nên thương tình mách nước cho K’Pài: Những khi mưa bão không kiếm ra thức ăn thì vào đây bắt dơi làm thịt. Tuy nhiên muốn vào trong hang và trở ra an toàn phải hoàn toàn khỏa thân; lòng không oán hận, thù hằn ai cả; ngoài ngọn đuốc bằng bùi nhùi của nứa hoặc tre, không được mang theo bất kỳ khí giới hoặc vật dụng gì.
< Thiếu nữ vùng cao.
K’Pài chỉ đường cho người trong buôn vào hang bắt dơi và dặn dò cẩn thận những điều phải kiêng cữ. Tuy nhiên, một lần do say rượu nên khi vào hang, K’Woài (buôn Jin Tơng) cởi hết khố, áo, dây buộc tóc nhưng lại quên tháo nhẫn và vòng đeo tay. Bởi thế, K’Woài bị kẹt trong hang 7 ngày 7 đêm. Đến ngày thứ 8, anh ta bị trôi xuống vũng nước đen của suối Tời; da thịt gần như rã hết; chỉ còn lại bộ xương, mặt mũi và trái tim. K’Woài sống thêm được một tuần rồi chết. Trong quãng thời gian đó, anh dặn dò con cháu không được vi phạm điều cấm kỵ của thần để tránh bị trừng phạt như mình. Từ đó, trước khi vào hang, dân làng phải đánh chiêng để xin phép thần linh; tổ chức cúng trâu, dê, heo và lấy nước từ giếng thần trước cửa hang để thờ cúng và đổ vào chóe rượu cần…
Hang có 4 cửa ra vào, mỗi cửa cách nhau từ 3 - 5m. Cửa hang rộng 80cm và cao khoảng 70cm vừa đủ cho một người chui lọt. Dẫu được trấn an rằng không còn những con cá sấu vẩy mốc trắng, mắt sáng xanh hàng ngàn năm tuổi canh giữ cửa hang (như lời kể của già K’Bá) nhưng chúng tôi vẫn thấy rờn rợn khi một luồng không khí lạnh và khó chịu tỏa ra từ phía trong hang.
< Trước cửa hang.
Đang men theo các gờ đá trơn trượt xuyên vào lòng đất bỗng cuồn cuộn đàn dơi dày đặc vụt bay ra, tới tấp đập vào người khiến ai nấy bàng hoàng, có người loạng choạng suýt ngã. Người dẫn đường nhắc nhở chúng tôi bám sát nhau để khỏi bị lạc bởi hang có nhiều ngõ ngách ăn thông với nhau; đồng thời phải cẩn thận kẻo ngã xuống vũng nước sâu trong hang. Càng đi sâu vào hang không khí càng ngột ngạt bởi mùi phân dơi lâu ngày tích tụ. Hang khá hẹp và tối om bởi ánh sáng bên ngoài hầu như không thể lọt vào. Dưới ánh đèn pin nhập nhoạng, những hình ảnh thiên tạo trên vách đá thật huyền ảo; nhiều đàn dơi đang đu mình trên vách đá, những chú dơi con bám chặt vào bụng mẹ, chỉ cần huơ tay là bắt được.
Đôi bạn trẻ trên dưới 20 tuổi nắm chặt tay nhau cùng cầu nguyện. Chàng trai K’Hoàng với đôi mắt sáng và mái tóc xoăn bồng bềnh đặc trưng của tộc người Mạ cho biết đã lội rừng suốt nửa ngày trời từ xã Đồng Nai Thượng đến đây để cầu xin vị thần trong hang chứng giám tình yêu say đắm và phù hộ cho mối tình này luôn khăng khít, bền chặt như cá với nước. Nép bên chàng trai với ngực trần vạm vỡ, nước da đen bóng là sơn nữ Ka Liên trong chiếc yếm mỏng bó sát người làm nổi bật bộ ngực căng tròn tràn đầy sức sống và vòng eo thon thả gợi cảm. Ka Liên rụt rè nói: Ông bà của em bảo rằng chỉ những đôi thực sự yêu thương nhau, cùng một niềm tin và cầu xin điều tốt lành mới được đưa nhau vào đây bởi nếu ngược lại thì cả hai sẽ làm mồi cho cá sấu chứ không thể tìm thấy đường ra khỏi hang.
“Còn ai thoát y khi vào hang không?” - tôi hỏi Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Cát Tiên Điểu K’Giắc. Ông chủ tịch 45 tuổi tươi cười hóm hỉnh: Đó là chuyện của mấy chục năm về trước. Bây giờ mát mẻ nhất cũng chỉ ở mức con trai để ngực trần còn con gái mặc yếm mỏng thôi. Tuy nhiên khi bắt gặp các đôi uyên ương âu yếm nhau trong hang thì đừng ngạc nhiên bởi người Mạ quan niệm tốt khoe, xấu che mà bộ ngực tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở sung túc tốt tươi. Được chiêm ngưỡng hoặc chạm vào sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Vài mươi phút sau, chúng tôi trở ra theo một cửa hang khác: Đi về phía hạ nguồn suối Tơi khoảng 50m thì nhìn thấy bàu nước trong vắt và bãi cát mịn màng lấp lánh ánh vàng. Theo truyền thuyết, bãi cát này, xưa là chốn để những tiên nữ giáng trần chọn nơi gặp gỡ, vui đùa nhảy múa. Bên bờ suối từng đàn hươu, nai, tê giác nhởn nhơ gặm lá non, xa xa các chú chim công xòe đuôi nhảy múa… Khung cảnh thần tiên thơ mộng và địa danh Cát Tiên hình thành từ đấy.
< Thác nước gần hang Thoát y.
Hiện đường đang được mở đến cửa rừng; các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan gùi cùng các lễ hội tiêu biểu của người bản địa như cồng chiêng, đâm trâu, cúng thần rừng, thần núi, thần lửa… sẽ được phục dựng để đưa danh lam thắng cảnh này vào khai thác du lịch.
Những điều bí ẩn ở Cát Tiên
Tên gọi Cát Tiên cùng nhiều chứng tích, địa danh như bàu Sấu, hang Thoát y… đã từng xuất hiện trong truyền thuyết, còn trong lòng đất Cát Tiên hôm nay, các nhà khảo cổ lại phát hiện, khai quật khu đền đài hoành tráng vốn là thánh địa của vương quốc Phù Nam năm xưa. Từ ngã ba Mađagui Quốc lộ 20, rẽ theo tỉnh lộ 721 chừng 40 km là đến Cát Tiên - Huyện xa xôi nhất của tỉnh Lâm Đồng.
Truyền thuyết của người Mạ về Cát Tiên rằng: Chàng thợ săn giương cung bắn vào khối hình trụ màu trắng lấp lánh của Thần nước khiến nước òa tuôn ra. Thần giận dữ tung dòng nước cuồn cuộn đuổi theo chàng thợ săn. Khi chàng chạy nhanh nước tuôn đổ thành thác ghềnh, chạy chậm thì nước tụ thành bàu... Đột nhiên vị thần và chàng thợ săn nhìn thấy các nàng tiên xinh đẹp khỏa thân đùa nghịch, dạo chơi. Họ như bị chôn chân tại chỗ và dòng nước cứ thế tuôn trào thành sông Đồng Nai. Từ đó, vùng thượng nguồn của dòng sông - nơi các nàng tiên tắm có tên gọi Cát Tiên.
< Lá vàng có hình nữ thần.
Các thác nước trong truyền thuyết ấy hiện vẫn ngày đêm tuôn trào dòng nước trắng xóa trông thật hùng vĩ với các tên gọi: thác Trời, thác Dốc khỉ, thác Mỏ vẹt... Và, vẫn còn đây bàu Sen trắng ướp hương thơm cả khu rừng; bàu Chim với hàng trăm loài ríu rít, chao liệng; bàu Sấu với thảm thực vật ngập nước phong phú rất thích hợp cho loài cá sấu xiêm. Năm 2005, Ban Thư ký công ước Ramsar quốc tế tại Switzeland đã công nhận bàu Sấu là vùng đất ngập nước thứ 1449 của thế giới, có tầm quan trọng quốc tế.
Vượt qua các bãi Nai, Bò tót, bàu Chim, bàu Sấu sẽ tới một vùng rừng rậm rạp và lẩn khuất trong rừng là hang Thoát y huyền bí. Theo truyền thuyết, hang có 3 cửa, mỗi cửa có 2 con cá sấu lớn, vẩy mốc trắng, mắt xanh lè canh giữ. Khi bước vào hang phải hoàn toàn khỏa thân và chỉ được mang theo một ngọn đuốc bằng tre, nứa.
Người nào mang trong tim tình yêu chung thủy và thành tâm cầu xin điều tốt lành mới có thể tìm được đường ra khỏi hang, bằng không sẽ làm mồi cho thú dữ. Ngoài cửa hang có bàu nước trong như ngọc, dưới đáy là cát trắng trộn lẫn những vảy vàng, vảy bạc. Khi rời bàu nước, cơ thể sẽ trở nên tuyệt đẹp bởi được “đính” nhiều vảy vàng, vảy bạc mỏng mảnh, sáng lấp lánh.
< Linga lớn nhất Đông Nam Á.
Rời hang Thoát y, thuyền độc mộc xuôi dòng cập bến thánh địa Cát Tiên - khu đền đài uy nghiêm, hoành tráng kéo dài suốt 20 km với trên 20 đền tháp, mộ táng của các hoàng đế vương quốc Phù Nam xưa, trong đó có 1.140 hiện vật bằng vàng, bạc, đồng, đá quý, gốm sứ...
Thánh địa có hàng chục bộ linga - yoni, đặc biệt là áo linga bằng đồng, hộp bạc, hộp gốm hình linga cùng với các linga nhỏ bằng đồng và bằng sắt, là loại hình hiện vật độc đáo, mới lạ, lần đầu được biết đến trong các di tích KC ở Đông Nam Á; Linga bằng đá xanh lớn nhất Đông Nam Á và linga bằng thạch anh trong suốt có độ thấu quang - báu vật độc nhất vô nhị; hàng trăm bức dập kim loại là pho sử viết trên vàng vô cùng thú vị và hấp dẫn.
- Tổng hợp từ Tiền Phong, internet
Gian truân đường đến
Hai mươi năm trước, sau khi nghe những câu chuyện hấp dẫn từ các già làng Điểu K’Bá và K’Khen, các giám đốc của Sở Du lịch, Đài PT-TH và Bảo tàng Lâm Đồng cùng Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên quyết định thành lập đoàn để khảo sát nhằm khai mở tuyến du lịch hấp dẫn đến miền đất này. Lực lượng của đoàn khá hùng hậu với hơn 20 thành viên.
Chúng tôi đi xuồng ngược sông Đồng Nai. Gió lồng lộng mát rượi, những tia nắng mặt trời xuyên qua tán cây rậm rạp rừng nguyên sinh chiếu rọi xuống dòng nước trong xanh tạo thành những vệt sáng lấp lóa. Thảng hoặc những nhành phong lan mềm mại buông rủ qua những kẽ đá, hốc cây cổ thụ rêu phong đẹp như tranh.
Hai chiếc xuồng máy cập bến thôn 3, xã Phước Cát 2. Sau khi lội bộ 10 km xuyên rừng, ai nấy mệt mỏi bơ phờ và quân số dần rơi rụng gần một nửa. Đến con suối thuộc thôn 4, cô gái tên T. bỗng khóc nức nở bởi một tiểu đội vắt đã chui vào người, thi nhau hút máu. Đường càng lúc càng khó đi. Người dẫn đường liên tục vung xà gạc phát quang dây gai, bụi rậm. Nhiều lúc chúng tôi phải khom lưng bò trên sườn đồi bởi lối đi quá nhỏ và dốc.
Khi đang lội bộ trong Rừng Quýt, cách hang Thoát y chừng 2 km, người dẫn đường và cán bộ lâm nghiệp phát hiện một số dấu chân thú và bãi phân cực lớn. Các anh vui mừng cho rằng đó có thể là dấu vết của tê giác Java một sừng cực kỳ nguy cấp (có tên trong sách đỏ) chỉ còn tồn tại ở VQG Ujung Kulon (Indonesia) và Cát Tiên (Việt Nam). Thông tin này khiến già K’Bá mừng đến chảy nước mắt và thổ lộ: Trước kia mình trót giết hại 2 con tê giác vì nghĩ rằng còn nhiều bầy thú một sừng trong rừng. Đến khi Quỹ bảo vệ Động vật hoang dã thế giới (WWF) thông báo quần thể tê giác ở Cát Tiên ước chỉ còn vài ba con, mình ân hận quá!
Kỳ bí hang Thoát y
< Đường đến hang Thoát y.
Trở lại Cát Tiên lần này, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi bởi con tê giác cuối cùng đã bị giết chết (năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam). Bởi tin rằng sừng tê giác là một loại thần dược nên các tay thợ săn chuyên nghiệp đã săn lùng ráo riết loài thú này để lấy sừng bán với giá trên mây (hàng chục ngàn USD mỗi kg bột sừng). Trong khi đó khả năng sinh sản của loài thú này rất hạn chế: Thời gian mang thai khoảng 16-19 tháng và khoảng cách giữa các lần sinh con là 4-5 năm.
“Tuy không còn tê giác nhưng rừng Cát Tiên vẫn là nơi đáng khám phá bởi còn hàng trăm loài động - thực vật có tên trong sách đỏ, đặc biệt là quần thể bò tót (loài có nguy cơ tuyệt chủng cao) lớn bậc nhất thế giới với cả trăm con”- Bí thư huyện Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu tâm sự.
Ông cho biết: Cuối năm 2012, nghĩa là sau hơn 20 năm phát hiện, hang Thoát y đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Cơ quan chức năng đang lập hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận đây là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Tuy nhiên do đường đến hang quá xa xôi trắc trở nên chủ yếu chỉ có người địa phương tìm đến vãn cảnh và ước nguyện tình yêu vĩnh hằng. Giới truyền thông và dân phượt thảng hoặc mới tìm đến với sự hướng đạo của thanh niên bản địa.
Chuyện vãn quên đường dài. Hàng chục km đường rừng rợp bóng các loài cây cổ thụ như gõ đỏ, giáng hương, căm xe hoặc ken kín lồ ô, tre nứa đã lùi lại phía sau. Chúng tôi dừng chân trước cửa hang đá thiên tạo dễ đến hàng ngàn năm tuổi lòa xòa những chùm dây leo song đá, mây đắng. Già K’Bá - người từng truyền lửa nhiệt tình cho chúng tôi đi tìm hang Thoát y ngày nào giờ không còn nữa nhưng truyền thuyết hấp dẫn mà già đã kể vẫn in hằn trong tâm trí.
Chuyện rằng xưa có anh chàng tốt bụng và dũng cảm tên là K’Pài. Vợ của K’Pài lẳng lơ, ngoại tình, còn em trai thì nhỏ dại, do đó quanh năm suốt tháng chàng lên rẫy trồng lúa, trỉa bắp hoặc mang dao và cung tên vào rừng săn thú. Đã thế còn phải làm hết mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Tiên nữ trong Hang Dơi biết chuyện nên thương tình mách nước cho K’Pài: Những khi mưa bão không kiếm ra thức ăn thì vào đây bắt dơi làm thịt. Tuy nhiên muốn vào trong hang và trở ra an toàn phải hoàn toàn khỏa thân; lòng không oán hận, thù hằn ai cả; ngoài ngọn đuốc bằng bùi nhùi của nứa hoặc tre, không được mang theo bất kỳ khí giới hoặc vật dụng gì.
< Thiếu nữ vùng cao.
K’Pài chỉ đường cho người trong buôn vào hang bắt dơi và dặn dò cẩn thận những điều phải kiêng cữ. Tuy nhiên, một lần do say rượu nên khi vào hang, K’Woài (buôn Jin Tơng) cởi hết khố, áo, dây buộc tóc nhưng lại quên tháo nhẫn và vòng đeo tay. Bởi thế, K’Woài bị kẹt trong hang 7 ngày 7 đêm. Đến ngày thứ 8, anh ta bị trôi xuống vũng nước đen của suối Tời; da thịt gần như rã hết; chỉ còn lại bộ xương, mặt mũi và trái tim. K’Woài sống thêm được một tuần rồi chết. Trong quãng thời gian đó, anh dặn dò con cháu không được vi phạm điều cấm kỵ của thần để tránh bị trừng phạt như mình. Từ đó, trước khi vào hang, dân làng phải đánh chiêng để xin phép thần linh; tổ chức cúng trâu, dê, heo và lấy nước từ giếng thần trước cửa hang để thờ cúng và đổ vào chóe rượu cần…
Hang có 4 cửa ra vào, mỗi cửa cách nhau từ 3 - 5m. Cửa hang rộng 80cm và cao khoảng 70cm vừa đủ cho một người chui lọt. Dẫu được trấn an rằng không còn những con cá sấu vẩy mốc trắng, mắt sáng xanh hàng ngàn năm tuổi canh giữ cửa hang (như lời kể của già K’Bá) nhưng chúng tôi vẫn thấy rờn rợn khi một luồng không khí lạnh và khó chịu tỏa ra từ phía trong hang.
< Trước cửa hang.
Đang men theo các gờ đá trơn trượt xuyên vào lòng đất bỗng cuồn cuộn đàn dơi dày đặc vụt bay ra, tới tấp đập vào người khiến ai nấy bàng hoàng, có người loạng choạng suýt ngã. Người dẫn đường nhắc nhở chúng tôi bám sát nhau để khỏi bị lạc bởi hang có nhiều ngõ ngách ăn thông với nhau; đồng thời phải cẩn thận kẻo ngã xuống vũng nước sâu trong hang. Càng đi sâu vào hang không khí càng ngột ngạt bởi mùi phân dơi lâu ngày tích tụ. Hang khá hẹp và tối om bởi ánh sáng bên ngoài hầu như không thể lọt vào. Dưới ánh đèn pin nhập nhoạng, những hình ảnh thiên tạo trên vách đá thật huyền ảo; nhiều đàn dơi đang đu mình trên vách đá, những chú dơi con bám chặt vào bụng mẹ, chỉ cần huơ tay là bắt được.
Đôi bạn trẻ trên dưới 20 tuổi nắm chặt tay nhau cùng cầu nguyện. Chàng trai K’Hoàng với đôi mắt sáng và mái tóc xoăn bồng bềnh đặc trưng của tộc người Mạ cho biết đã lội rừng suốt nửa ngày trời từ xã Đồng Nai Thượng đến đây để cầu xin vị thần trong hang chứng giám tình yêu say đắm và phù hộ cho mối tình này luôn khăng khít, bền chặt như cá với nước. Nép bên chàng trai với ngực trần vạm vỡ, nước da đen bóng là sơn nữ Ka Liên trong chiếc yếm mỏng bó sát người làm nổi bật bộ ngực căng tròn tràn đầy sức sống và vòng eo thon thả gợi cảm. Ka Liên rụt rè nói: Ông bà của em bảo rằng chỉ những đôi thực sự yêu thương nhau, cùng một niềm tin và cầu xin điều tốt lành mới được đưa nhau vào đây bởi nếu ngược lại thì cả hai sẽ làm mồi cho cá sấu chứ không thể tìm thấy đường ra khỏi hang.
“Còn ai thoát y khi vào hang không?” - tôi hỏi Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Cát Tiên Điểu K’Giắc. Ông chủ tịch 45 tuổi tươi cười hóm hỉnh: Đó là chuyện của mấy chục năm về trước. Bây giờ mát mẻ nhất cũng chỉ ở mức con trai để ngực trần còn con gái mặc yếm mỏng thôi. Tuy nhiên khi bắt gặp các đôi uyên ương âu yếm nhau trong hang thì đừng ngạc nhiên bởi người Mạ quan niệm tốt khoe, xấu che mà bộ ngực tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở sung túc tốt tươi. Được chiêm ngưỡng hoặc chạm vào sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Vài mươi phút sau, chúng tôi trở ra theo một cửa hang khác: Đi về phía hạ nguồn suối Tơi khoảng 50m thì nhìn thấy bàu nước trong vắt và bãi cát mịn màng lấp lánh ánh vàng. Theo truyền thuyết, bãi cát này, xưa là chốn để những tiên nữ giáng trần chọn nơi gặp gỡ, vui đùa nhảy múa. Bên bờ suối từng đàn hươu, nai, tê giác nhởn nhơ gặm lá non, xa xa các chú chim công xòe đuôi nhảy múa… Khung cảnh thần tiên thơ mộng và địa danh Cát Tiên hình thành từ đấy.
< Thác nước gần hang Thoát y.
Hiện đường đang được mở đến cửa rừng; các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan gùi cùng các lễ hội tiêu biểu của người bản địa như cồng chiêng, đâm trâu, cúng thần rừng, thần núi, thần lửa… sẽ được phục dựng để đưa danh lam thắng cảnh này vào khai thác du lịch.
Những điều bí ẩn ở Cát Tiên
Tên gọi Cát Tiên cùng nhiều chứng tích, địa danh như bàu Sấu, hang Thoát y… đã từng xuất hiện trong truyền thuyết, còn trong lòng đất Cát Tiên hôm nay, các nhà khảo cổ lại phát hiện, khai quật khu đền đài hoành tráng vốn là thánh địa của vương quốc Phù Nam năm xưa. Từ ngã ba Mađagui Quốc lộ 20, rẽ theo tỉnh lộ 721 chừng 40 km là đến Cát Tiên - Huyện xa xôi nhất của tỉnh Lâm Đồng.
Truyền thuyết của người Mạ về Cát Tiên rằng: Chàng thợ săn giương cung bắn vào khối hình trụ màu trắng lấp lánh của Thần nước khiến nước òa tuôn ra. Thần giận dữ tung dòng nước cuồn cuộn đuổi theo chàng thợ săn. Khi chàng chạy nhanh nước tuôn đổ thành thác ghềnh, chạy chậm thì nước tụ thành bàu... Đột nhiên vị thần và chàng thợ săn nhìn thấy các nàng tiên xinh đẹp khỏa thân đùa nghịch, dạo chơi. Họ như bị chôn chân tại chỗ và dòng nước cứ thế tuôn trào thành sông Đồng Nai. Từ đó, vùng thượng nguồn của dòng sông - nơi các nàng tiên tắm có tên gọi Cát Tiên.
< Lá vàng có hình nữ thần.
Các thác nước trong truyền thuyết ấy hiện vẫn ngày đêm tuôn trào dòng nước trắng xóa trông thật hùng vĩ với các tên gọi: thác Trời, thác Dốc khỉ, thác Mỏ vẹt... Và, vẫn còn đây bàu Sen trắng ướp hương thơm cả khu rừng; bàu Chim với hàng trăm loài ríu rít, chao liệng; bàu Sấu với thảm thực vật ngập nước phong phú rất thích hợp cho loài cá sấu xiêm. Năm 2005, Ban Thư ký công ước Ramsar quốc tế tại Switzeland đã công nhận bàu Sấu là vùng đất ngập nước thứ 1449 của thế giới, có tầm quan trọng quốc tế.
Vượt qua các bãi Nai, Bò tót, bàu Chim, bàu Sấu sẽ tới một vùng rừng rậm rạp và lẩn khuất trong rừng là hang Thoát y huyền bí. Theo truyền thuyết, hang có 3 cửa, mỗi cửa có 2 con cá sấu lớn, vẩy mốc trắng, mắt xanh lè canh giữ. Khi bước vào hang phải hoàn toàn khỏa thân và chỉ được mang theo một ngọn đuốc bằng tre, nứa.
Người nào mang trong tim tình yêu chung thủy và thành tâm cầu xin điều tốt lành mới có thể tìm được đường ra khỏi hang, bằng không sẽ làm mồi cho thú dữ. Ngoài cửa hang có bàu nước trong như ngọc, dưới đáy là cát trắng trộn lẫn những vảy vàng, vảy bạc. Khi rời bàu nước, cơ thể sẽ trở nên tuyệt đẹp bởi được “đính” nhiều vảy vàng, vảy bạc mỏng mảnh, sáng lấp lánh.
< Linga lớn nhất Đông Nam Á.
Rời hang Thoát y, thuyền độc mộc xuôi dòng cập bến thánh địa Cát Tiên - khu đền đài uy nghiêm, hoành tráng kéo dài suốt 20 km với trên 20 đền tháp, mộ táng của các hoàng đế vương quốc Phù Nam xưa, trong đó có 1.140 hiện vật bằng vàng, bạc, đồng, đá quý, gốm sứ...
Thánh địa có hàng chục bộ linga - yoni, đặc biệt là áo linga bằng đồng, hộp bạc, hộp gốm hình linga cùng với các linga nhỏ bằng đồng và bằng sắt, là loại hình hiện vật độc đáo, mới lạ, lần đầu được biết đến trong các di tích KC ở Đông Nam Á; Linga bằng đá xanh lớn nhất Đông Nam Á và linga bằng thạch anh trong suốt có độ thấu quang - báu vật độc nhất vô nhị; hàng trăm bức dập kim loại là pho sử viết trên vàng vô cùng thú vị và hấp dẫn.
- Tổng hợp từ Tiền Phong, internet
Bất ngờ với núi lửa ở Pleiku
Đến các nước xung quanh như Indonesia hay Philippines, du khách Việt thường tròn mắt trước cách khai thác du lịch ở những vùng đất có núi lửa nơi xứ người. Vùng Tây nguyên, nhất là ở Pleiku, Gia Lai còn nhiều dấu tích núi lửa với cảnh đẹp tuyệt vời chưa được ngành du lịch để mắt đến.
< Núi Hàm Rồng, cũng là núi lửa thời xa xưa ở Pleiku.
Khi hỏi có bao nhiêu núi lửa từng hoạt động ở Pleiku, người thì nói 10, kẻ nói 15. Chẳng biết con số chính thức là bao nhiêu, nhưng vài ngày “lội suối băng đèo” mới thấy thật sự tiếc cho cảnh đẹp nơi đây.
Nổi bật nhất Pleiku là đỉnh Hàm Rồng cao 1.092m, ngọn núi lửa dương (nổi trên mặt đất) mà đứng ngắm nó ở mỗi góc nhìn sẽ cho ra một hình dáng khác nhau.
< Miệng núi lửa Chư Đăng Ya (đã tắt) nay là những ruộng trồng bắp, khoai, bí đỏ…
Sáng sớm có dịp đứng trên đỉnh Hàm Rồng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có nơi đây. Mây giăng ngang đầu, sương mù lẩn khuất dưới thung lũng tạo nên khung cảnh hữu tình.
Dọc đường đi là cánh rừng thông xanh mướt, nơi lý tưởng cho chuyến dã ngoại của các bạn trẻ. Hàm Rồng, tiếng địa phương là Chư H’Drông, gắn liền với truyền thuyết về thiên tình sử của nàng Chư H’Drông xinh đẹp, con của một vị tù trưởng hùng mạnh và Rơ Lan Ly, chàng trai thật thà, siêng năng, con của một gia đình nghèo khó.
< Đồng cỏ xanh trên vòm núi lửa Chư Đăng Ya.
Đến Pleiku chắc chắn không thể bỏ qua cảnh đẹp đã quá nổi danh trên các phương tiện truyền thông, hồ T’nưng (Biển Hồ) - núi lửa âm (miệng chìm dưới đất), rộng khoảng 250ha, là dấu tích của ba miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng triệu năm qua. Cũng trên con đường vào danh thắng này, mất khoảng 20km nữa, bạn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh đẹp ít được biết đến là ngọn núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ (thuộc huyện Chư Pah).
< Thu hoạch bí đỏ trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya.
Nếu nhìn từ dưới, ngọn núi tựa như một chiếc bát úp, nhưng leo tới đỉnh miệng núi lại mở ra một thung lũng lòng chảo rộng lớn với những thửa ruộng trồng bắp, khoai màu mỡ... Điều kỳ lạ là miệng núi không hề có nước, mà cũng chẳng ai đủ sức chở nước lên đây tưới được. Vậy mà quanh năm cây cối lúc nào cũng xanh tốt.
< Bạn có thể bắt gặp những phiến nham thạch đủ hình thù dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya.
Con đường chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya thật là thử thách đối với du khách ưa thích mạo hiểm bởi đường dốc khúc khuỷu và dễ trơn trượt. Nhưng khi lên tới miệng núi lửa, bước chân lữ hành sẽ được tưởng thưởng bởi cảnh đẹp nơi đây.
Bạn cũng sẽ bất ngờ trước những gốc cây cổ thụ còn sót lại của cánh rừng nguyên sinh xưa kia với những tổ ong rừng khổng lồ treo trên những ngọn cây cao vút.
< Đỉnh Hàm Rồng quanh năm mây và sương bao phủ buổi sớm.
Một đồng cỏ bạt ngàn lau trắng như một thảo nguyên thu nhỏ ngay trên miệng núi lửa chắc sẽ khiến bạn xuất khẩu những bài thơ lãng mạn nhất. Những viên đá nham thạch của núi lửa vương vãi trên những luống khoai nhắc nhớ một thời khắc nghiệt. Những ngọn núi lửa này và một bảo tàng nho nhỏ, trưng bày những tài liệu khoa học, những dấu tích, hiện vật lịch sử về ngọn lúi lửa, những mẩu nham thạch có thể là một gợi mở cho một hành trình khám phá núi lửa chăng?
< Không ảnh núi Hàm Rồng.
Những ngày lang thang ở Pleiku bắt gặp các cửa hàng nhỏ bán những món quà tặng rất đặc trưng Tây nguyên như đàn t’rưng, cái ná của người Ba Na, nhà sàn hay những chiếc váy thổ cẩm xinh xắn… lại thấy chạnh lòng với câu chuyện quảng bá du lịch của nơi giàu tiềm năng này.
Du khách đến đây được ngắm cảnh đẹp, sống những ngày thấm đẫm văn hóa Tây nguyên, ra về được đưa tiễn bằng những món quà độc đáo… Một tour “đáng đồng tiền bát gạo” lắm chứ.
Theo chân các ngọn núi lửa Việt Nam
- Theo Tiến Thành (báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật), internet.
< Núi Hàm Rồng, cũng là núi lửa thời xa xưa ở Pleiku.
Khi hỏi có bao nhiêu núi lửa từng hoạt động ở Pleiku, người thì nói 10, kẻ nói 15. Chẳng biết con số chính thức là bao nhiêu, nhưng vài ngày “lội suối băng đèo” mới thấy thật sự tiếc cho cảnh đẹp nơi đây.
Nổi bật nhất Pleiku là đỉnh Hàm Rồng cao 1.092m, ngọn núi lửa dương (nổi trên mặt đất) mà đứng ngắm nó ở mỗi góc nhìn sẽ cho ra một hình dáng khác nhau.
< Miệng núi lửa Chư Đăng Ya (đã tắt) nay là những ruộng trồng bắp, khoai, bí đỏ…
Sáng sớm có dịp đứng trên đỉnh Hàm Rồng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có nơi đây. Mây giăng ngang đầu, sương mù lẩn khuất dưới thung lũng tạo nên khung cảnh hữu tình.
Dọc đường đi là cánh rừng thông xanh mướt, nơi lý tưởng cho chuyến dã ngoại của các bạn trẻ. Hàm Rồng, tiếng địa phương là Chư H’Drông, gắn liền với truyền thuyết về thiên tình sử của nàng Chư H’Drông xinh đẹp, con của một vị tù trưởng hùng mạnh và Rơ Lan Ly, chàng trai thật thà, siêng năng, con của một gia đình nghèo khó.
< Đồng cỏ xanh trên vòm núi lửa Chư Đăng Ya.
Đến Pleiku chắc chắn không thể bỏ qua cảnh đẹp đã quá nổi danh trên các phương tiện truyền thông, hồ T’nưng (Biển Hồ) - núi lửa âm (miệng chìm dưới đất), rộng khoảng 250ha, là dấu tích của ba miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng triệu năm qua. Cũng trên con đường vào danh thắng này, mất khoảng 20km nữa, bạn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh đẹp ít được biết đến là ngọn núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ (thuộc huyện Chư Pah).
< Thu hoạch bí đỏ trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya.
Nếu nhìn từ dưới, ngọn núi tựa như một chiếc bát úp, nhưng leo tới đỉnh miệng núi lại mở ra một thung lũng lòng chảo rộng lớn với những thửa ruộng trồng bắp, khoai màu mỡ... Điều kỳ lạ là miệng núi không hề có nước, mà cũng chẳng ai đủ sức chở nước lên đây tưới được. Vậy mà quanh năm cây cối lúc nào cũng xanh tốt.
< Bạn có thể bắt gặp những phiến nham thạch đủ hình thù dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya.
Con đường chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya thật là thử thách đối với du khách ưa thích mạo hiểm bởi đường dốc khúc khuỷu và dễ trơn trượt. Nhưng khi lên tới miệng núi lửa, bước chân lữ hành sẽ được tưởng thưởng bởi cảnh đẹp nơi đây.
Bạn cũng sẽ bất ngờ trước những gốc cây cổ thụ còn sót lại của cánh rừng nguyên sinh xưa kia với những tổ ong rừng khổng lồ treo trên những ngọn cây cao vút.
< Đỉnh Hàm Rồng quanh năm mây và sương bao phủ buổi sớm.
Một đồng cỏ bạt ngàn lau trắng như một thảo nguyên thu nhỏ ngay trên miệng núi lửa chắc sẽ khiến bạn xuất khẩu những bài thơ lãng mạn nhất. Những viên đá nham thạch của núi lửa vương vãi trên những luống khoai nhắc nhớ một thời khắc nghiệt. Những ngọn núi lửa này và một bảo tàng nho nhỏ, trưng bày những tài liệu khoa học, những dấu tích, hiện vật lịch sử về ngọn lúi lửa, những mẩu nham thạch có thể là một gợi mở cho một hành trình khám phá núi lửa chăng?
< Không ảnh núi Hàm Rồng.
Những ngày lang thang ở Pleiku bắt gặp các cửa hàng nhỏ bán những món quà tặng rất đặc trưng Tây nguyên như đàn t’rưng, cái ná của người Ba Na, nhà sàn hay những chiếc váy thổ cẩm xinh xắn… lại thấy chạnh lòng với câu chuyện quảng bá du lịch của nơi giàu tiềm năng này.
Du khách đến đây được ngắm cảnh đẹp, sống những ngày thấm đẫm văn hóa Tây nguyên, ra về được đưa tiễn bằng những món quà độc đáo… Một tour “đáng đồng tiền bát gạo” lắm chứ.
Theo chân các ngọn núi lửa Việt Nam
- Theo Tiến Thành (báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật), internet.
Theo dấu chân tìm Trầm
Dòng nước đẩy chúng tôi xiêu vẹo, nếu tuột tay sẽ đến được Sơn Đoòng rất nhanh nhưng sẽ không có ngày trở về.
Như một sự sắp đặt của ông trời, những con người ra đi tìm Trầm giữa đại ngàn Trường Sơn có lúc lạc bước, đưa họ lên “thiên đường” nhưng chẳng ai trong số đó nhớ nổi vị trí mình đã đi qua.
Để hôm nay, chúng tôi lại lên đường theo một chương trình khảo sát khoa học về vùng “mỏ trầm” khi xưa. Vùng đất ấy đã được cả thế giới biết đến gắn liền với cái tên Hồ Khanh – người phu trầm đã tìm ra hang động lớn nhất thế giới.
Băng rừng, đùa giỡn Rào Thương
Chuyến xe khách Hà Nội – Quảng Bình từ từ lăn bánh trong tiết trời lạnh giá, xứ “Bọ” đón chúng tôi bằng không khí buổi sáng trong lành và món canh cá cay nồng.
< 9h sáng ngày thứ nhất, làm thủ tục tại trạm kiểm lâm.
Từ ki-lô-mét số 37 của con đường mòn huyền thoại, chúng tôi băng qua cánh rừng nguyên sinh. Dường như cả khu rừng còn chưa có tác động của bàn tay con người, cũng bởi thế mà chúng tôi dễ dàng bắt gặp những cây gỗ cao hơn 30m, các loại hoa, quả, sa nhân cũng như những thân cây mục rữa đầy nấm. Vấn đề lớn khi đi rừng già là vắt, vì thế bạn cần chuẩn bị đầy đủ đồ như tất chống vắt, găng tay, mũ rộng vành và thuốc bôi chống côn trùng.
Cả đoàn chúng tôi cứ lẫm lũi giữa khu rừng ẩm ướt chừng hơn 2km thì gặp sông Rào Thương, con sông mà người dân ở đây vẫn hay gọi là suối Đoòng được bắt nguồn từ đỉnh núi U Bò, như dải lụa của nàng tiên khi xưa đánh rơi nơi trần thế.
Sau bữa trưa ăn vội bên dòng sông, chúng tôi tiếp tục di chuyển đến bản Đoòng. Đây là bản duy nhất có dân tộc Bru - Vân Kiều đang sinh sống trong vũng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Theo thống kê thì cả bản chỉ có 6 hộ với 21 người, nhưng khi chúng tôi đến chỉ còn 4 hộ với 16 người.
< Hành trình vượt Rào Thương.
Như bao chuyến đi khác, chúng tôi ghé thăm nhà trưởng bản, tặng quà và một ít bánh kẹo, nhu yếu phẩm cho đồng bào nơi đây và nghe kể về ngày xưa, kể về cây mít đã cứu cả làng thoát chết bởi trận lũ kỷ lục năm nào đó mà trưởng bản cũng không nhớ nổi. Cuộc sống tự cung tự cấp cùng lối sinh hoạt thật như rừng già của bà con nơi đây có lẽ đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi lên đường đến với hang Én.
Tạm biệt bản Đoòng, dọc theo nhánh suối cạn, chúng tôi đi hết trảng rừng thưa, dòng Rào Thương dữ dội hơn đã chặn ngang lối đi của chúng tôi. Nước chảy mạnh và xiết, cả đoàn phải bám chặt tay nhau, bấm chặt chân, bước thật chậm từng bước một, mũi chân luôn phải hướng song song với dòng nước để giảm lực tác động. Trên nền đất ven sông còn lại khá nhiều những vết chân thú, dễ dàng nhận biết chúng là dấu chân của một đàn Sơn Dương vừa mới qua đây.
Men theo những bụi cây bên bờ sông, thêm dăm ba con suối, lẩn khuất sau tán rừng là cửa vào hang Én. Ngay trước cửa hang, dòng sông sâu và rộng hơn, xanh và tĩnh lặng hơn nhưng không hề yên ả bởi tiếng nước chảy rất lớn vang ra từ trong hang. Đứng trước cửa hang, bất kỳ ai có thân hình to con nhất cũng thấy mình thật bé nhỏ.
Cửa vào hướng đông nam của hang rộng gần 100m được ngăn đôi bởi trụ đá khổng lồ. Ngay tại cửa hang là bãi trầm tích đá cuội, đá sỏi khá đẹp. Do đó, chúng tôi phải soi đèn thật kỹ để san lấy một nền bằng phẳng làm chỗ ngả lưng cho bữa tối. Ăn xong, tôi đi ngủ sớm, mấy anh bạn bắt đầu mang lưới đi bắt cá chuẩn bị cho một đêm muộn nơi rừng thiêng nước độc.
Đến gần nửa đêm, cả đoàn bị đánh thức bởi hơn 1kg cá đã bắt được. Củi được thêm vào cho lửa to hơn phục vụ việc nướng cá, bữa tiệc chào đón năm mới 2013 đã diễn ra rất nhẹ nhàng. Chỉ có một chút rượu vang, vài que pháo sáng, dăm con cá nướng cùng tiếng củi cháy lép bép. Chúng tôi ngồi sát lại với nhau hơn, phần cho bớt lạnh, phần để lắng nghe câu chuyện của người phu trầm khi xưa…
< Thắp hương tại động Tám Cô.
Hồ Khanh, người phu trầm khi xưa bắt đầu bằng cái giọng đặc trưng của xứ Quảng Bình. Anh kể về năm tháng đi tìm trầm, khi rừng già còn âm u và nhiều thú hoang. Bước chân đưa anh đến với hang Én nhiều lần, để một sáng thức dậy anh thấy gần chỗ ngủ của mình có nhiều vết chân giống dấu chân người nhưng to hơn và có đến 6 ngón. Câu chuyện về tiếng hát du vang vọng đâu đó của người đàn bà bị xã hội xưa xa lánh vì không chồng mà có thai như tiếng rên của những linh hồn rừng rú…
Đã quá nửa đêm, anh thôi kể để cho chúng tôi đi ngủ nhưng trong đầu mỗi người vẫn không thôi mường tượng từ những gì anh đã nói, biết đâu đó, sáng mai đây có dấu chân 6 ngón trên cát sỏi…
Khám phá hang Én, lần mò Sơn Đoòng
Bữa sáng trong hang là canh cá nấu cay, cả rau bí cũng chấm mắm cay. Đó là kinh nghiệm của dân đi rừng lão luyện, có ăn như vậy mới có sức mà đi, tránh ngã nước, tránh những trận ốm mà rừng sẵn sàng ban tặng cho ai xâm phạm. Chúng tôi để lại những đồ dùng không quá cần thiết, sao cho tư trang thật gọn nhẹ, hành trình khám phá hang Én bắt đầu.
Những bước chân đầu tiên vào bóng tối rất dễ gây choáng do chênh lệch ánh sáng rất lớn. Bước từng bước thật chắc, theo đúng những gì anh Hồ Khanh đã chỉ dặn rất cặn kẽ. Dưới chân chúng tôi có khi là đá sỏi, có khi là hố sâu, là nước, là bùn đất. Dòng Rào Thương uốn mình vào tận trong hang với dòng nước lạnh buốt và chảy rất xiết. Chúng tôi cầm chặt tay nhau để tránh bị dòng nước cuốn trôi.
< Cá nướng: đặc sản trên đường khám phá.
Trong hang, có những chỗ có ánh sáng le lói. Chúng tôi nhận thấy rất nhiều phân chim én. Từ nền hang đến vách đá, thạch nhũ, đến cả dòng nước đều đầy rẫy dấu tích của mùa én làm tổ. Hang Én có tên từ đó. Khi xưa trong hang có tộc người Arem sinh sống, họ sống bằng cách lượm én con là những con yếu không thể bay được bị rơi xuống để làm thực phẩm.
Bây giờ, dù hậu duệ của họ đã chuyển hết ra ngoài hang sinh sống và tản mác đi nhiều nơi trong rừng Trường Sơn. Nhưng cứ đến ngày 15 tháng 5 âm lịch là lại tụ hội về đây để lượm én và cúng bái thần rừng, thần núi, người đã ban nguồn sống cho dân tộc họ.
Trong hang có chừng 3 hồ nước được ngăn cách bởi những bãi bồi nhỏ và dãy đá tảng xếp chồng chất lên nhau. Trên trần hang cũng như hai bên là muôn vàn thạch nhũ với đủ lại hình thù và màu sắc. Từ cửa hang đi sâu vào chừng 1km chúng tôi gặp một hố sâu trầm tích bị sụt đã tạo ra giếng trời, nắng chiếu rọi xuống mặt nước xanh một màu ngọc bích vẽ nên bức tranh tuyệt sắc cho cảnh vật nơi đây.
Lối ra hang Én là một vòm cửa gần tròn đẹp đến mê hoặc. Chúng tôi gặp một thân cây rất to phải đến vài người ôm chắn ngang lối đi, bên cạnh đó cây chuối rừng đã mọc được 2 lá. Đây là bằng chứng về mùa lũ, để biết Rào Thương mạnh mẽ và dữ dội nhường nào. Băng qua dòng sông chắn ngang lối ra là chúng tôi đã chinh phục thành công hang Én.
Không dễ gì dừng lại, khi trí tò mò cùng óc phiêu lưu mạo hiểm trong chúng tôi trỗi dậy mạnh mẽ. Anh Hồ Khanh đã bị thuyết phục khi nhận lời đưa chúng tôi tới Sơn Đoòng. Men theo hai bên bờ sông, có nhiều đoạn đất lún tận đầu gối, Hồ Khanh phải băng sang trước rồi căng dây thừng để chúng tôi bám vào đó mà đi theo.
Vượt thêm rất nhiều đoạn sông như thế, thêm hàng chục mỏm đá lởm chởm, chúng tôi đến được Sơn Đoòng. Đứng trước cửa hang, luồng gió mạnh thốc ra từ phía trong phả vào mặt, vuốt dọc sống lưng như dội vào tâm trí mỗi người lòng ngưỡng vọng đến tột cùng với thiên nhiên, như hối thúc bản năng khám phá của loài người.
< Vượt qua hang tối, ánh sáng rực rọi từ cửa hang.
Và có lẽ, điều tiếc nhất của chuyến đi là chúng tôi đã không có đủ trang thiết bị chuyên dụng cần thiết như Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh để có thể vào được hang. Chúng tôi đành ngậm ngùi quay lại hang Én và ngủ thêm một đêm ở đây.
Sáng thức giấc, vẫn nguyên vẹn cảm giác tiếc nuối của ngày hôm qua, đoàn chúng tôi theo lối cũ ngược trở ra. Từng đàn chim rừng đua nhau hót trong cái nắng ban mai tinh khiết của núi rừng, đàn Voọc ngũ sắc đánh đu chuyền cành trên cây, cùng những bình yên của cuộc sống đồng bào Vân Kiều đã đánh thẳng vào tâm trí mỗi chúng tôi. Để không nói mà đều tự mình đặt một cái hẹn: Sơn Đoòng, sẽ quay lại, nhất định sẽ quay lại…!
- Theo Mộc (Autocarvietnam.vn) + internet.
Như một sự sắp đặt của ông trời, những con người ra đi tìm Trầm giữa đại ngàn Trường Sơn có lúc lạc bước, đưa họ lên “thiên đường” nhưng chẳng ai trong số đó nhớ nổi vị trí mình đã đi qua.
Để hôm nay, chúng tôi lại lên đường theo một chương trình khảo sát khoa học về vùng “mỏ trầm” khi xưa. Vùng đất ấy đã được cả thế giới biết đến gắn liền với cái tên Hồ Khanh – người phu trầm đã tìm ra hang động lớn nhất thế giới.
Băng rừng, đùa giỡn Rào Thương
Chuyến xe khách Hà Nội – Quảng Bình từ từ lăn bánh trong tiết trời lạnh giá, xứ “Bọ” đón chúng tôi bằng không khí buổi sáng trong lành và món canh cá cay nồng.
< 9h sáng ngày thứ nhất, làm thủ tục tại trạm kiểm lâm.
Từ ki-lô-mét số 37 của con đường mòn huyền thoại, chúng tôi băng qua cánh rừng nguyên sinh. Dường như cả khu rừng còn chưa có tác động của bàn tay con người, cũng bởi thế mà chúng tôi dễ dàng bắt gặp những cây gỗ cao hơn 30m, các loại hoa, quả, sa nhân cũng như những thân cây mục rữa đầy nấm. Vấn đề lớn khi đi rừng già là vắt, vì thế bạn cần chuẩn bị đầy đủ đồ như tất chống vắt, găng tay, mũ rộng vành và thuốc bôi chống côn trùng.
Cả đoàn chúng tôi cứ lẫm lũi giữa khu rừng ẩm ướt chừng hơn 2km thì gặp sông Rào Thương, con sông mà người dân ở đây vẫn hay gọi là suối Đoòng được bắt nguồn từ đỉnh núi U Bò, như dải lụa của nàng tiên khi xưa đánh rơi nơi trần thế.
Sau bữa trưa ăn vội bên dòng sông, chúng tôi tiếp tục di chuyển đến bản Đoòng. Đây là bản duy nhất có dân tộc Bru - Vân Kiều đang sinh sống trong vũng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Theo thống kê thì cả bản chỉ có 6 hộ với 21 người, nhưng khi chúng tôi đến chỉ còn 4 hộ với 16 người.
< Hành trình vượt Rào Thương.
Như bao chuyến đi khác, chúng tôi ghé thăm nhà trưởng bản, tặng quà và một ít bánh kẹo, nhu yếu phẩm cho đồng bào nơi đây và nghe kể về ngày xưa, kể về cây mít đã cứu cả làng thoát chết bởi trận lũ kỷ lục năm nào đó mà trưởng bản cũng không nhớ nổi. Cuộc sống tự cung tự cấp cùng lối sinh hoạt thật như rừng già của bà con nơi đây có lẽ đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi lên đường đến với hang Én.
Tạm biệt bản Đoòng, dọc theo nhánh suối cạn, chúng tôi đi hết trảng rừng thưa, dòng Rào Thương dữ dội hơn đã chặn ngang lối đi của chúng tôi. Nước chảy mạnh và xiết, cả đoàn phải bám chặt tay nhau, bấm chặt chân, bước thật chậm từng bước một, mũi chân luôn phải hướng song song với dòng nước để giảm lực tác động. Trên nền đất ven sông còn lại khá nhiều những vết chân thú, dễ dàng nhận biết chúng là dấu chân của một đàn Sơn Dương vừa mới qua đây.
Men theo những bụi cây bên bờ sông, thêm dăm ba con suối, lẩn khuất sau tán rừng là cửa vào hang Én. Ngay trước cửa hang, dòng sông sâu và rộng hơn, xanh và tĩnh lặng hơn nhưng không hề yên ả bởi tiếng nước chảy rất lớn vang ra từ trong hang. Đứng trước cửa hang, bất kỳ ai có thân hình to con nhất cũng thấy mình thật bé nhỏ.
Cửa vào hướng đông nam của hang rộng gần 100m được ngăn đôi bởi trụ đá khổng lồ. Ngay tại cửa hang là bãi trầm tích đá cuội, đá sỏi khá đẹp. Do đó, chúng tôi phải soi đèn thật kỹ để san lấy một nền bằng phẳng làm chỗ ngả lưng cho bữa tối. Ăn xong, tôi đi ngủ sớm, mấy anh bạn bắt đầu mang lưới đi bắt cá chuẩn bị cho một đêm muộn nơi rừng thiêng nước độc.
Đến gần nửa đêm, cả đoàn bị đánh thức bởi hơn 1kg cá đã bắt được. Củi được thêm vào cho lửa to hơn phục vụ việc nướng cá, bữa tiệc chào đón năm mới 2013 đã diễn ra rất nhẹ nhàng. Chỉ có một chút rượu vang, vài que pháo sáng, dăm con cá nướng cùng tiếng củi cháy lép bép. Chúng tôi ngồi sát lại với nhau hơn, phần cho bớt lạnh, phần để lắng nghe câu chuyện của người phu trầm khi xưa…
< Thắp hương tại động Tám Cô.
Hồ Khanh, người phu trầm khi xưa bắt đầu bằng cái giọng đặc trưng của xứ Quảng Bình. Anh kể về năm tháng đi tìm trầm, khi rừng già còn âm u và nhiều thú hoang. Bước chân đưa anh đến với hang Én nhiều lần, để một sáng thức dậy anh thấy gần chỗ ngủ của mình có nhiều vết chân giống dấu chân người nhưng to hơn và có đến 6 ngón. Câu chuyện về tiếng hát du vang vọng đâu đó của người đàn bà bị xã hội xưa xa lánh vì không chồng mà có thai như tiếng rên của những linh hồn rừng rú…
Đã quá nửa đêm, anh thôi kể để cho chúng tôi đi ngủ nhưng trong đầu mỗi người vẫn không thôi mường tượng từ những gì anh đã nói, biết đâu đó, sáng mai đây có dấu chân 6 ngón trên cát sỏi…
Khám phá hang Én, lần mò Sơn Đoòng
Bữa sáng trong hang là canh cá nấu cay, cả rau bí cũng chấm mắm cay. Đó là kinh nghiệm của dân đi rừng lão luyện, có ăn như vậy mới có sức mà đi, tránh ngã nước, tránh những trận ốm mà rừng sẵn sàng ban tặng cho ai xâm phạm. Chúng tôi để lại những đồ dùng không quá cần thiết, sao cho tư trang thật gọn nhẹ, hành trình khám phá hang Én bắt đầu.
Những bước chân đầu tiên vào bóng tối rất dễ gây choáng do chênh lệch ánh sáng rất lớn. Bước từng bước thật chắc, theo đúng những gì anh Hồ Khanh đã chỉ dặn rất cặn kẽ. Dưới chân chúng tôi có khi là đá sỏi, có khi là hố sâu, là nước, là bùn đất. Dòng Rào Thương uốn mình vào tận trong hang với dòng nước lạnh buốt và chảy rất xiết. Chúng tôi cầm chặt tay nhau để tránh bị dòng nước cuốn trôi.
< Cá nướng: đặc sản trên đường khám phá.
Trong hang, có những chỗ có ánh sáng le lói. Chúng tôi nhận thấy rất nhiều phân chim én. Từ nền hang đến vách đá, thạch nhũ, đến cả dòng nước đều đầy rẫy dấu tích của mùa én làm tổ. Hang Én có tên từ đó. Khi xưa trong hang có tộc người Arem sinh sống, họ sống bằng cách lượm én con là những con yếu không thể bay được bị rơi xuống để làm thực phẩm.
Bây giờ, dù hậu duệ của họ đã chuyển hết ra ngoài hang sinh sống và tản mác đi nhiều nơi trong rừng Trường Sơn. Nhưng cứ đến ngày 15 tháng 5 âm lịch là lại tụ hội về đây để lượm én và cúng bái thần rừng, thần núi, người đã ban nguồn sống cho dân tộc họ.
Trong hang có chừng 3 hồ nước được ngăn cách bởi những bãi bồi nhỏ và dãy đá tảng xếp chồng chất lên nhau. Trên trần hang cũng như hai bên là muôn vàn thạch nhũ với đủ lại hình thù và màu sắc. Từ cửa hang đi sâu vào chừng 1km chúng tôi gặp một hố sâu trầm tích bị sụt đã tạo ra giếng trời, nắng chiếu rọi xuống mặt nước xanh một màu ngọc bích vẽ nên bức tranh tuyệt sắc cho cảnh vật nơi đây.
Lối ra hang Én là một vòm cửa gần tròn đẹp đến mê hoặc. Chúng tôi gặp một thân cây rất to phải đến vài người ôm chắn ngang lối đi, bên cạnh đó cây chuối rừng đã mọc được 2 lá. Đây là bằng chứng về mùa lũ, để biết Rào Thương mạnh mẽ và dữ dội nhường nào. Băng qua dòng sông chắn ngang lối ra là chúng tôi đã chinh phục thành công hang Én.
Không dễ gì dừng lại, khi trí tò mò cùng óc phiêu lưu mạo hiểm trong chúng tôi trỗi dậy mạnh mẽ. Anh Hồ Khanh đã bị thuyết phục khi nhận lời đưa chúng tôi tới Sơn Đoòng. Men theo hai bên bờ sông, có nhiều đoạn đất lún tận đầu gối, Hồ Khanh phải băng sang trước rồi căng dây thừng để chúng tôi bám vào đó mà đi theo.
Vượt thêm rất nhiều đoạn sông như thế, thêm hàng chục mỏm đá lởm chởm, chúng tôi đến được Sơn Đoòng. Đứng trước cửa hang, luồng gió mạnh thốc ra từ phía trong phả vào mặt, vuốt dọc sống lưng như dội vào tâm trí mỗi người lòng ngưỡng vọng đến tột cùng với thiên nhiên, như hối thúc bản năng khám phá của loài người.
< Vượt qua hang tối, ánh sáng rực rọi từ cửa hang.
Và có lẽ, điều tiếc nhất của chuyến đi là chúng tôi đã không có đủ trang thiết bị chuyên dụng cần thiết như Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh để có thể vào được hang. Chúng tôi đành ngậm ngùi quay lại hang Én và ngủ thêm một đêm ở đây.
Sáng thức giấc, vẫn nguyên vẹn cảm giác tiếc nuối của ngày hôm qua, đoàn chúng tôi theo lối cũ ngược trở ra. Từng đàn chim rừng đua nhau hót trong cái nắng ban mai tinh khiết của núi rừng, đàn Voọc ngũ sắc đánh đu chuyền cành trên cây, cùng những bình yên của cuộc sống đồng bào Vân Kiều đã đánh thẳng vào tâm trí mỗi chúng tôi. Để không nói mà đều tự mình đặt một cái hẹn: Sơn Đoòng, sẽ quay lại, nhất định sẽ quay lại…!
- Theo Mộc (Autocarvietnam.vn) + internet.
Một làng cổ đang ngủ yên
Trên dòng chảy sông Hương, trong hình sông thế núi, trong tiến trình lịch sử, cả trong đời sống văn học và tâm linh, xã Thủy Biều, thành phố Huế có một vị trí đặc biệt ít được nhận biết để tìm hiểu, nhận thức và có chiến lược khai thác một cách hiệu quả trong đời sống đương đại.
< Toàn cảnh phường Thủy Biều.
Là một trong năm xã ngoại thành, nằm ở rìa Tây - Nam thành phố, ba bề bao bọc bởi sông Hương, phía Đông giới hạn bởi đường Huyền Trân Công Chúa, tiếp giáp xã Thủy Xuân, không một địa chỉ nào của thành phố Huế có được ưu thế tiếp cận dòng sông này từ nhiều góc độ khác nhau, từ chiều rộng đến chiều cao - xét về góc nhìn thị giác - phong phú đến như vậy.
< Nhìn từ đồi Vọng Cảnh.
“Belvédère”, một lầu canh được xây dựng từ thời Pháp thuộc nằm trên đồi Vọng Cảnh, một địa điểm chiêm ngưỡng sông Hương cuốn hút du khách khi đến Huế, và cũng từng gây sóng gió trong dư luận cả nước về một ý tưởng có phần vội vã trong chủ trương đầu tư.
Xung quanh Thủy Biều là một vành đai danh lam thắng cảnh và các công trình nổi tiếng cố đô. Ngoài sông Hương huyền hoặc chảy vòng quanh xã - và lại chính là khúc quanh đẹp nhất - trong địa bàn xã đã có đồi Vọng Cảnh, gần đấy là lăng Tự Đức. Bên kia sông, từ đồi Vọng Cảnh nhìn sang là điện Hòn Chén nổi tiếng.
< Bãi Lương Quán bên sông Hương.
Cũng bên kia sông, Văn Miếu, Võ Miếu và danh thắng Thiên Mụ, còn bên này sông là Long Thọ cương, hai địa danh từ lâu đã đi vào ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ cương”. Trên bờ tả ngạn sông Hương kéo dài từ điện Hòn Chén đến Văn, Võ Miếu là địa phận của hai xã Hương Hồ, Ngọc Hồ xanh mướt tre cau soi bóng xuống lòng sông. Làm nền cho cảnh quan thanh bình ấy là chập chùng những rừng thông như sóng nhấp nhô kết thúc tầm nhìn với núi Kim Phụng sừng sững trấn giữ một phương trời.
< Hổ Quyền.
Trên địa bàn xã còn nhiều di tích chưa được khai thác đúng mức: “Hổ quyền”, “Điện Voi ré”, “Thành Lồi”... cần được đánh thức để sớm đưa vào sự nghiệp phát triển văn hóa, du lịch.
Ngay cả Nhà máy xi măng Long Thọ hiện nay, một cơ sở công nghiệp già nua, cũ kỹ đang ngày đêm phun khói lên nền trời thành phố, đã đến lúc cần sớm được di dời.
Địa điểm này hoàn toàn có thể dành cho một khách sạn du lịch tầm cỡ bên bờ sông Hương mà về mặt văn hóa, cảnh quan, chắc chắn ưu việt hơn một nhà máy nhỏ đang làm nhiễm bẩn không chỉ bầu không khí trong lành mà còn làm vẩn đục cả cảnh quan thơ mộng của sông Hương. Còn về kinh tế, nếu so sánh kỹ, thu nhập tổng thể chắc gì đã thấp hơn giá trị sản lượng mà nhà máy này đang đóng góp?
< Tam quan Điện Voi Ré.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Nguyệt Biều, Lương Quán (hai trong số bảy thôn của Thủy Biều) đã hiện hữu trong một câu ca xưa đầy bí ẩn: “Bất thực Lương Quán kê/ Bất giao Nguyệt Biều hữu…?” trong “tứ bất…” đang là những ẩn số cần được giải mã.
Trên địa bàn Thủy Biều hiện còn vết tích của một dòng sông cổ: “ông Lý Nhân”, nay đã bị bồi lấp thành một dãy ao chuôm liên hoàn với những cụm cổ thụ lâu đời có giá trị cảnh quan và khoa học.
Nguyệt Biều - Lương Quán không xa/Cách một con hói hóa ra hai làng. Thảm thực vật, những cụm cổ thụ và dòng sông này nếu được tôn tạo, chỉnh trang, sẽ mang lại nhiều giá trị cảnh quan trong khai thác du lịch với đầu tư thấp.
< Thanh trà Nguyệt Biều.
Một trong những giá trị nổi bật của Nguyệt Biều, Lương Quán chính là đặc sản thanh trà. Không biết từ bao giờ, trái “thanh trà Nguyệt Biều” đã trở thành một đặc sản “không nơi nào có được”.
Phải chăng đây là một trong những sản phẩm địa phương mà thời vàng son của nó đã từng cung ứng cho đời sống cung đình, hay một giống bưởi quý được di thực từ nơi khác đến, thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng.
Tiếc thay, trái quý thanh trà nay đã thoái hóa, không còn giữ được phẩm chất của ngày xưa. So với thời vàng son, trái thanh trà giờ đây bé lại, da dẻ không còn được mỡ màng như trước, nhiều hạt và hạt to, múi cũng khô xác và mất đi khá nhiều phẩm chất vốn có. Vì sao? Rất có thể do bị lãng quên, do thiếu chăm bón, thiếu thị trường, không mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người trồng và còn có thể do nhiều nguyên nhân nữa.
< Núi Kim Phụng nhìn từ Bàu Hồ.
Nhưng dù bất cứ vì lý do gì, để cho trái thanh trà Nguyệt Biều bị thui, chột, thoái hóa cũng là đắc tội với tiền nhân.
Trải bao biến động, thăng trầm của thế cuộc, kể cả hai cuộc chiến tranh lâu dài và thảm khốc, Nguyệt Biều, Lương Quán dường như rất ít bị tác động. Diện mạo gần như nguyên vẹn bộ mặt một làng quê trù phú ven đô như thời các chúa Nguyễn vào Nam mở đất, hay khi kinh đô Phú Xuân còn ở giai đoạn vàng son.
Những khu vườn xinh xắn, ngăn nắp liên tiếp kề nhau, những nếp nhà nông thôn yên bình cư ngụ trong một thiên nhiên xanh rờn hoa trái. Vườn gần như không rào. Những hàng cây xén thấp, phân định vườn nọ với vườn kia, chỉ có giá trị tượng trưng. Đường làng lát bê tông phẳng lỳ, sạch bóng. Không một chiếc lá rụng.
< Đường trong làng.
Mùa xuân, cảnh quan hai làng Nguyệt Biều, Lương Quán trắng xóa màu hoa bưởi ngát thơm. Một hương thơm tinh khiết của đất trời trong tiếng ong bay từ bốn phương về hút mật. Mùa Thu, tháng Bảy, tháng Tám, những cây thanh trà trĩu quả, vươn cành phủ rợp đường làng, lủng lẳng, đong đưa trên đầu du khách. Cảnh thanh bình cứ như đời Nghiêu - Thuấn vậy. Có một cái gì đó trong kho tàng văn hóa làng quê còn được bảo lưu, vẫn hiện hữu trong nếp sống ngàn xưa của Nguyệt Biều, Lương Quán?
Một giá trị hiếm hoi khác của Thủy Biều đang bị lãng phí một cách oan uổng, đấy chính là một khu đồi đất ở cuối làng: “Động Bàu Hồ”. Động Bàu Hồ là một dãy đồi núi đất ven sông Hương, chiều dài dọc sông khoảng gần 1.000m (960), rộng 520m, cao gần 60m (57,1).
< Hàng rào.
Khác với đồi Vọng Cảnh - trong tương quan với sông Hương - từ lâu đã là một trong những danh thắng của Huế, khu động Bàu Hồ nay là một khu nghĩa địa dày đặc mồ mả! Xét về phương diện cảnh quan, khu động Bàu Hồ có tầm nhìn còn đẹp hơn khu Vọng Cảnh nhiều lần. Do độ cao vượt trội, một phía là sông Hương, phía còn lại là một thung lũng ngăn cách với dãy đồi Long Thọ. Vì vậy, đứng trên động Bàu Hồ, người ta có thể nhìn ra bốn phía, tầm mắt hoàn toàn được giải phóng, không có bất kỳ một vật cản nào làm khuất lấp.
Từ đây, tầm nhìn phóng đến Thuận An, đến phá Tam Giang, ra đến biển. Bên kia sông là Long Hồ, Ngọc Hồ, những bờ bãi, làng mạc xanh mướt ven sông Hương.
< Đường vào nhà.
Thấp thoáng điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ và cả thành nội, cầu Tràng Tiền. Núi Kim Phụng gần như hiện hữu trong mọi hướng, còn xa hơn, ở cuối tầm nhìn là trùng điệp Trường Sơn. Đứng ở đây thấy Huế gần như nằm trong vòng tay ôm ấp của xanh biếc núi non. Về phía Bắc, bằng mắt thường có thể nhìn thấy khu công nghiệp Văn Xá, và xa hơn nữa.
Không một địa điểm nào ngắm sông Hương, ngắm Huế đẹp bằng Bàu Hồ. Nếu biết đầu tư, Bàu Hồ sẽ là một trong những danh thắng nổi bật của Huế thu hút khách du lịch, tham quan, không có nơi nào sánh kịp.
- Theo Nguyễn Trọng Huấn (Tạp chí sông Hương), internet
< Toàn cảnh phường Thủy Biều.
Là một trong năm xã ngoại thành, nằm ở rìa Tây - Nam thành phố, ba bề bao bọc bởi sông Hương, phía Đông giới hạn bởi đường Huyền Trân Công Chúa, tiếp giáp xã Thủy Xuân, không một địa chỉ nào của thành phố Huế có được ưu thế tiếp cận dòng sông này từ nhiều góc độ khác nhau, từ chiều rộng đến chiều cao - xét về góc nhìn thị giác - phong phú đến như vậy.
< Nhìn từ đồi Vọng Cảnh.
“Belvédère”, một lầu canh được xây dựng từ thời Pháp thuộc nằm trên đồi Vọng Cảnh, một địa điểm chiêm ngưỡng sông Hương cuốn hút du khách khi đến Huế, và cũng từng gây sóng gió trong dư luận cả nước về một ý tưởng có phần vội vã trong chủ trương đầu tư.
Xung quanh Thủy Biều là một vành đai danh lam thắng cảnh và các công trình nổi tiếng cố đô. Ngoài sông Hương huyền hoặc chảy vòng quanh xã - và lại chính là khúc quanh đẹp nhất - trong địa bàn xã đã có đồi Vọng Cảnh, gần đấy là lăng Tự Đức. Bên kia sông, từ đồi Vọng Cảnh nhìn sang là điện Hòn Chén nổi tiếng.
< Bãi Lương Quán bên sông Hương.
Cũng bên kia sông, Văn Miếu, Võ Miếu và danh thắng Thiên Mụ, còn bên này sông là Long Thọ cương, hai địa danh từ lâu đã đi vào ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ cương”. Trên bờ tả ngạn sông Hương kéo dài từ điện Hòn Chén đến Văn, Võ Miếu là địa phận của hai xã Hương Hồ, Ngọc Hồ xanh mướt tre cau soi bóng xuống lòng sông. Làm nền cho cảnh quan thanh bình ấy là chập chùng những rừng thông như sóng nhấp nhô kết thúc tầm nhìn với núi Kim Phụng sừng sững trấn giữ một phương trời.
< Hổ Quyền.
Trên địa bàn xã còn nhiều di tích chưa được khai thác đúng mức: “Hổ quyền”, “Điện Voi ré”, “Thành Lồi”... cần được đánh thức để sớm đưa vào sự nghiệp phát triển văn hóa, du lịch.
Ngay cả Nhà máy xi măng Long Thọ hiện nay, một cơ sở công nghiệp già nua, cũ kỹ đang ngày đêm phun khói lên nền trời thành phố, đã đến lúc cần sớm được di dời.
Địa điểm này hoàn toàn có thể dành cho một khách sạn du lịch tầm cỡ bên bờ sông Hương mà về mặt văn hóa, cảnh quan, chắc chắn ưu việt hơn một nhà máy nhỏ đang làm nhiễm bẩn không chỉ bầu không khí trong lành mà còn làm vẩn đục cả cảnh quan thơ mộng của sông Hương. Còn về kinh tế, nếu so sánh kỹ, thu nhập tổng thể chắc gì đã thấp hơn giá trị sản lượng mà nhà máy này đang đóng góp?
< Tam quan Điện Voi Ré.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Nguyệt Biều, Lương Quán (hai trong số bảy thôn của Thủy Biều) đã hiện hữu trong một câu ca xưa đầy bí ẩn: “Bất thực Lương Quán kê/ Bất giao Nguyệt Biều hữu…?” trong “tứ bất…” đang là những ẩn số cần được giải mã.
Trên địa bàn Thủy Biều hiện còn vết tích của một dòng sông cổ: “ông Lý Nhân”, nay đã bị bồi lấp thành một dãy ao chuôm liên hoàn với những cụm cổ thụ lâu đời có giá trị cảnh quan và khoa học.
Nguyệt Biều - Lương Quán không xa/Cách một con hói hóa ra hai làng. Thảm thực vật, những cụm cổ thụ và dòng sông này nếu được tôn tạo, chỉnh trang, sẽ mang lại nhiều giá trị cảnh quan trong khai thác du lịch với đầu tư thấp.
< Thanh trà Nguyệt Biều.
Một trong những giá trị nổi bật của Nguyệt Biều, Lương Quán chính là đặc sản thanh trà. Không biết từ bao giờ, trái “thanh trà Nguyệt Biều” đã trở thành một đặc sản “không nơi nào có được”.
Phải chăng đây là một trong những sản phẩm địa phương mà thời vàng son của nó đã từng cung ứng cho đời sống cung đình, hay một giống bưởi quý được di thực từ nơi khác đến, thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng.
Tiếc thay, trái quý thanh trà nay đã thoái hóa, không còn giữ được phẩm chất của ngày xưa. So với thời vàng son, trái thanh trà giờ đây bé lại, da dẻ không còn được mỡ màng như trước, nhiều hạt và hạt to, múi cũng khô xác và mất đi khá nhiều phẩm chất vốn có. Vì sao? Rất có thể do bị lãng quên, do thiếu chăm bón, thiếu thị trường, không mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người trồng và còn có thể do nhiều nguyên nhân nữa.
< Núi Kim Phụng nhìn từ Bàu Hồ.
Nhưng dù bất cứ vì lý do gì, để cho trái thanh trà Nguyệt Biều bị thui, chột, thoái hóa cũng là đắc tội với tiền nhân.
Trải bao biến động, thăng trầm của thế cuộc, kể cả hai cuộc chiến tranh lâu dài và thảm khốc, Nguyệt Biều, Lương Quán dường như rất ít bị tác động. Diện mạo gần như nguyên vẹn bộ mặt một làng quê trù phú ven đô như thời các chúa Nguyễn vào Nam mở đất, hay khi kinh đô Phú Xuân còn ở giai đoạn vàng son.
Những khu vườn xinh xắn, ngăn nắp liên tiếp kề nhau, những nếp nhà nông thôn yên bình cư ngụ trong một thiên nhiên xanh rờn hoa trái. Vườn gần như không rào. Những hàng cây xén thấp, phân định vườn nọ với vườn kia, chỉ có giá trị tượng trưng. Đường làng lát bê tông phẳng lỳ, sạch bóng. Không một chiếc lá rụng.
< Đường trong làng.
Mùa xuân, cảnh quan hai làng Nguyệt Biều, Lương Quán trắng xóa màu hoa bưởi ngát thơm. Một hương thơm tinh khiết của đất trời trong tiếng ong bay từ bốn phương về hút mật. Mùa Thu, tháng Bảy, tháng Tám, những cây thanh trà trĩu quả, vươn cành phủ rợp đường làng, lủng lẳng, đong đưa trên đầu du khách. Cảnh thanh bình cứ như đời Nghiêu - Thuấn vậy. Có một cái gì đó trong kho tàng văn hóa làng quê còn được bảo lưu, vẫn hiện hữu trong nếp sống ngàn xưa của Nguyệt Biều, Lương Quán?
Một giá trị hiếm hoi khác của Thủy Biều đang bị lãng phí một cách oan uổng, đấy chính là một khu đồi đất ở cuối làng: “Động Bàu Hồ”. Động Bàu Hồ là một dãy đồi núi đất ven sông Hương, chiều dài dọc sông khoảng gần 1.000m (960), rộng 520m, cao gần 60m (57,1).
< Hàng rào.
Khác với đồi Vọng Cảnh - trong tương quan với sông Hương - từ lâu đã là một trong những danh thắng của Huế, khu động Bàu Hồ nay là một khu nghĩa địa dày đặc mồ mả! Xét về phương diện cảnh quan, khu động Bàu Hồ có tầm nhìn còn đẹp hơn khu Vọng Cảnh nhiều lần. Do độ cao vượt trội, một phía là sông Hương, phía còn lại là một thung lũng ngăn cách với dãy đồi Long Thọ. Vì vậy, đứng trên động Bàu Hồ, người ta có thể nhìn ra bốn phía, tầm mắt hoàn toàn được giải phóng, không có bất kỳ một vật cản nào làm khuất lấp.
Từ đây, tầm nhìn phóng đến Thuận An, đến phá Tam Giang, ra đến biển. Bên kia sông là Long Hồ, Ngọc Hồ, những bờ bãi, làng mạc xanh mướt ven sông Hương.
< Đường vào nhà.
Thấp thoáng điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ và cả thành nội, cầu Tràng Tiền. Núi Kim Phụng gần như hiện hữu trong mọi hướng, còn xa hơn, ở cuối tầm nhìn là trùng điệp Trường Sơn. Đứng ở đây thấy Huế gần như nằm trong vòng tay ôm ấp của xanh biếc núi non. Về phía Bắc, bằng mắt thường có thể nhìn thấy khu công nghiệp Văn Xá, và xa hơn nữa.
Không một địa điểm nào ngắm sông Hương, ngắm Huế đẹp bằng Bàu Hồ. Nếu biết đầu tư, Bàu Hồ sẽ là một trong những danh thắng nổi bật của Huế thu hút khách du lịch, tham quan, không có nơi nào sánh kịp.
- Theo Nguyễn Trọng Huấn (Tạp chí sông Hương), internet
Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013
Từ Mù Cang Chải đi Chế Tạo.
Con đường hẹp dài 70km nối từ Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đến Mường La của Sơn La, xuyên qua ba ngọn núi và vô số khúc quanh được xem là một trong những con đường hiểm trở nhất vùng núi Tây Bắc và là mục tiêu chinh phục của dân du lịch bụi.
< Những con đường như thân rắn uốn mình quanh núi đồi.
Nếu như huyện Mù Cang Chải được coi là huyện nghèo nhất tỉnh Yên Bái thì Chế Tạo được xem như xã khó khăn nhất của huyện này. Con đường duy nhất từ trung tâm huyện Mù Cang Chải đến xã Chế Tạo dài hơn 35km nhưng quanh năm trơn trượt, rất khó đi. Cuộc sống của những người dân nơi đây gần như biệt lập với xã hội hiện đại, chủ yếu là tự cung tự cấp.
< Những con dốc lởm chởm đầy đất đá. Vậy nhưng may mà trời không mưa...
Xuất phát từ Mù Cang Chải đến bản Chế Tạo, bản xa xôi nhất của mảnh đất Yên Bái, ngay cả cánh xe ôm bản địa cũng lắc đầu ngán ngẩm.
Để đến được Chế Tạo, bạn sẽ phải vượt qua những con đường dốc dựng đứng. Con đường trơn trượt với những mảng đất sét trên những con đường khúc khuỷu đã khiến những cô gái ngồi sau nhiều lần phải nhảy xuống đẩy xe.
< Từ lưng chừng đèo có thể nhìn thấy toàn cảnh Mù Cang Chải phía xa. Mặc dù chỉ cách nơi này 35 km, địa danh Chế Tạo ít người vào ra vì đường đèo nguy hiểm và vắng vẻ.
Hiện nay, phần đầu trên đoạn đường ấy đã được trải bê tông nên việc đi lại của đồng bào có bớt khó khăn. Để làm đoạn đường ngắn này phải mất vài năm và cũng chỉ làm được vào mấy tháng mùa khô.
< Chặng đường qua bản Chế Tạo chỉ là khởi đầu cho những chuỗi khó khăn tiếp theo. Con đường với dốc nối dốc, xe sẽ luôn chạy ở số một và mỗi chiếc xe thi thoảng chỉ có thể mang trên lưng một người, người ngồi sau sẽ được mời xuống đi bộ.
Chặng đường còn lại như một chuyến đi “hành xác”. Những con dốc nền đất cao vời vợi, trơn trượt và nhầy nhụa vào những ngày cơn mưa rừng đi qua như muốn thử thách "tay lái lụa" của dân phượt...
< Qua bản Phú Váo, con đường nhỏ dần với một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực thẳm. Hai chục cây số không một bóng người. Thi thoảng lại bắt gặp những chiếc cổng tre đơn sơ chặn đường, ngăn không cho trâu bò qua lại.
... Xe máy về số mà vẫn phải gằn lên những tiếng giận dữ, bô bốc khói mù mịt. Rồi những đoạn đường đầy sỏi đá, chỉ còn cách hò nhau kẻ đẩy, người kéo, bánh xe quay tròn, chết dí trong những bùn đất vàng khè.
< Những điểm sạt đầu tiên bắt đầu cản trở và gây thêm khó khăn. Bốn xế hì hục khiêng từng chiếc xe máy qua những điểm sạt lở mà một bên là vách núi, bên kia là vực thẳm. Rất nhiều cây cổ thụ chặn ngang con đường hẹp khiến việc đi lại càng trở nên vất vả.
Tuy nhiên, trên cung đường khám phá rừng Chế Tạo sẽ mang lại những ấn tượng rất thú vị, mặc cho hiểm nguy luôn rình rập các tay lái...
< Từ những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn tới những thác nước tung bọt trắng xóa và đâu đó tiếng suối róc rách mát lành tuôn chảy, gió của rừng đùa trên những tán cây cổ thụ vô tình tạo nên bản nhạc đầy mê hoặc.
Tựa như những thước phim ấn tượng, quang cảnh biến đổi liên tục trên chặng đường dài 35km ấy. Từ những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn tới những thác nước tung bọt trắng xóa và đâu đó tiếng suối róc rách mát lành tuôn chảy, gió của rừng đùa trên những tán cây cổ thụ vô tình tạo nên bản nhạc đầy mê hoặc.
< Những thác nước mát lạnh với đoạn suối ngập, đá hộc lổn nhổn, mỗi chiếc xe lại tự mình tìm cách đi qua. Hỗ trợ nhau trên những con đường khó khăn, người đi trước đi qua chờ người đi sau. Cánh con gái ôm đồ lội bộ qua suối, cẩn thận để không làm ướt hết balo, máy ảnh.
Bên những con đường mảnh như sợi chỉ quanh co, uốn khúc trên các sườn đồi, sườn núi bạt ngàn sắc hoa đỗ quyên, hoa mua tím... và cả khu rừng nguyên sinh Chế Tạo đầy quyến rũ khi xe lướt qua rừng phong lá đỏ, hay vạt hoa trẩu trắng.
< Đôi lúc khung cảnh mở hai bên đường tuyệt đẹp. Đó là những lúc nghỉ nhịp để hồi sức. Để đi được cung đường khó này, bạn nên chuẩn bị xe thật tốt, mang đầy đủ dụng cụ sửa xe và các phụ tùng thay thế, mang đồ cần thiết đi rừng như dây thừng kéo xe, túi ngủ, đồ cứu thương cùng đồ ăn thức uống.
Nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, rừng Chế Tạo là một trong những khu rừng nguyên sinh đẹp bậc nhất với nhiều loài cây lá rộng, lá kim và thảm thực vật, động vật phong phú. Con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng già, với những thân cây cổ thụ lừng lững dễ làm kẻ lữ hành muốn đi mà không muốn về.
Trong rừng, ấn tượng nhất là những cây sở già nở hoa rụng trắng cả lối đi đẹp đến ngỡ ngàng. Rồi ở một góc rừng, cây phong già buông lá đỏ rực trong nắng thu giống như một bức tranh tuyệt mỹ của thiên nhiên mà không góc máy, thước phim nào có thể ghi lại được.
< Con đường Chế Tạo–Mường La nằm vắt xuyên qua 3 dãy núi dài hơn 70 km và chỉ có 4 bản trên toàn tuyến, 2 bản người Mông nằm phía Yên Bái và 2 bản người Thái nằm bên mạn Sơn La. Thường xuyên có những đoạn suối bắt buộc phải cùng nhau đưa từng phương tiện qua dòng nước xiết.
< Chặng đường khó khăn ghi dấu trên những bộ quần áo lấm lem, những đôi giày bết bẩn bùn. Những gương mặt đã thấm mệt nhưng rạng rỡ nụ cười chinh phục. Bản Kể Cả và bản Đông, hai bản của đồng bào người Thái nằm bên suối là nơi nghỉ ngơi và điểm cuối cùng để sang bờ bên kia, Mường La, Sơn La.
Qua bao bận lên đỉnh xuống thung rồi đâm xuyên rừng già, cũng vừa lúc xã Chế Tạo chào đón kẻ lữ khách bởi vạt nắng chiều vừa vụt tắt.
< Chế Tạo - Mường La là cung đường khó khăn bậc nhất của Tây Bắc nhưng là cung đường nhiều cư dân du lịch bụi muốn chinh phục, dù chỉ một lần. Bởi thế, nếu được đặt chân đến vùng đất sâu thẳm giữa hai tỉnh Yên Bái và Sơn La, bạn sẽ ngập tràn cảm giác tự hào đã vượt qua con đường khó khăn bậc nhất Việt Nam.
Trung tâm xã là một dãy nhà 2 tầng, một trạm y tế bé xíu và cách đó không xa là khu trường nội trú. Tất cả nằm lọt thỏm giữa màu xanh xám của bên núi, bên rừng và những thảm sương nhè nhẹ của buổi chiều nơi rẻo cao.
Những người Mông họ Giàng, họ Sùng, họ Hảng... ở Chế Tạo bao năm qua vẫn ngược dốc, ngược rừng đi tìm cuộc sống ấm no bằng sự cần cù và những trái tim tự do.
- Tổng hợp từ Sổ Tay Du Lịch, iHay.Thanhnien...
Phượt Mù Căng Chải
Chế Tạo: Một lần đi phượt
< Những con đường như thân rắn uốn mình quanh núi đồi.
Nếu như huyện Mù Cang Chải được coi là huyện nghèo nhất tỉnh Yên Bái thì Chế Tạo được xem như xã khó khăn nhất của huyện này. Con đường duy nhất từ trung tâm huyện Mù Cang Chải đến xã Chế Tạo dài hơn 35km nhưng quanh năm trơn trượt, rất khó đi. Cuộc sống của những người dân nơi đây gần như biệt lập với xã hội hiện đại, chủ yếu là tự cung tự cấp.
< Những con dốc lởm chởm đầy đất đá. Vậy nhưng may mà trời không mưa...
Xuất phát từ Mù Cang Chải đến bản Chế Tạo, bản xa xôi nhất của mảnh đất Yên Bái, ngay cả cánh xe ôm bản địa cũng lắc đầu ngán ngẩm.
Để đến được Chế Tạo, bạn sẽ phải vượt qua những con đường dốc dựng đứng. Con đường trơn trượt với những mảng đất sét trên những con đường khúc khuỷu đã khiến những cô gái ngồi sau nhiều lần phải nhảy xuống đẩy xe.
< Từ lưng chừng đèo có thể nhìn thấy toàn cảnh Mù Cang Chải phía xa. Mặc dù chỉ cách nơi này 35 km, địa danh Chế Tạo ít người vào ra vì đường đèo nguy hiểm và vắng vẻ.
Hiện nay, phần đầu trên đoạn đường ấy đã được trải bê tông nên việc đi lại của đồng bào có bớt khó khăn. Để làm đoạn đường ngắn này phải mất vài năm và cũng chỉ làm được vào mấy tháng mùa khô.
< Chặng đường qua bản Chế Tạo chỉ là khởi đầu cho những chuỗi khó khăn tiếp theo. Con đường với dốc nối dốc, xe sẽ luôn chạy ở số một và mỗi chiếc xe thi thoảng chỉ có thể mang trên lưng một người, người ngồi sau sẽ được mời xuống đi bộ.
Chặng đường còn lại như một chuyến đi “hành xác”. Những con dốc nền đất cao vời vợi, trơn trượt và nhầy nhụa vào những ngày cơn mưa rừng đi qua như muốn thử thách "tay lái lụa" của dân phượt...
< Qua bản Phú Váo, con đường nhỏ dần với một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực thẳm. Hai chục cây số không một bóng người. Thi thoảng lại bắt gặp những chiếc cổng tre đơn sơ chặn đường, ngăn không cho trâu bò qua lại.
... Xe máy về số mà vẫn phải gằn lên những tiếng giận dữ, bô bốc khói mù mịt. Rồi những đoạn đường đầy sỏi đá, chỉ còn cách hò nhau kẻ đẩy, người kéo, bánh xe quay tròn, chết dí trong những bùn đất vàng khè.
< Những điểm sạt đầu tiên bắt đầu cản trở và gây thêm khó khăn. Bốn xế hì hục khiêng từng chiếc xe máy qua những điểm sạt lở mà một bên là vách núi, bên kia là vực thẳm. Rất nhiều cây cổ thụ chặn ngang con đường hẹp khiến việc đi lại càng trở nên vất vả.
Tuy nhiên, trên cung đường khám phá rừng Chế Tạo sẽ mang lại những ấn tượng rất thú vị, mặc cho hiểm nguy luôn rình rập các tay lái...
< Từ những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn tới những thác nước tung bọt trắng xóa và đâu đó tiếng suối róc rách mát lành tuôn chảy, gió của rừng đùa trên những tán cây cổ thụ vô tình tạo nên bản nhạc đầy mê hoặc.
Tựa như những thước phim ấn tượng, quang cảnh biến đổi liên tục trên chặng đường dài 35km ấy. Từ những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn tới những thác nước tung bọt trắng xóa và đâu đó tiếng suối róc rách mát lành tuôn chảy, gió của rừng đùa trên những tán cây cổ thụ vô tình tạo nên bản nhạc đầy mê hoặc.
< Những thác nước mát lạnh với đoạn suối ngập, đá hộc lổn nhổn, mỗi chiếc xe lại tự mình tìm cách đi qua. Hỗ trợ nhau trên những con đường khó khăn, người đi trước đi qua chờ người đi sau. Cánh con gái ôm đồ lội bộ qua suối, cẩn thận để không làm ướt hết balo, máy ảnh.
Bên những con đường mảnh như sợi chỉ quanh co, uốn khúc trên các sườn đồi, sườn núi bạt ngàn sắc hoa đỗ quyên, hoa mua tím... và cả khu rừng nguyên sinh Chế Tạo đầy quyến rũ khi xe lướt qua rừng phong lá đỏ, hay vạt hoa trẩu trắng.
< Đôi lúc khung cảnh mở hai bên đường tuyệt đẹp. Đó là những lúc nghỉ nhịp để hồi sức. Để đi được cung đường khó này, bạn nên chuẩn bị xe thật tốt, mang đầy đủ dụng cụ sửa xe và các phụ tùng thay thế, mang đồ cần thiết đi rừng như dây thừng kéo xe, túi ngủ, đồ cứu thương cùng đồ ăn thức uống.
Nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, rừng Chế Tạo là một trong những khu rừng nguyên sinh đẹp bậc nhất với nhiều loài cây lá rộng, lá kim và thảm thực vật, động vật phong phú. Con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng già, với những thân cây cổ thụ lừng lững dễ làm kẻ lữ hành muốn đi mà không muốn về.
Trong rừng, ấn tượng nhất là những cây sở già nở hoa rụng trắng cả lối đi đẹp đến ngỡ ngàng. Rồi ở một góc rừng, cây phong già buông lá đỏ rực trong nắng thu giống như một bức tranh tuyệt mỹ của thiên nhiên mà không góc máy, thước phim nào có thể ghi lại được.
< Con đường Chế Tạo–Mường La nằm vắt xuyên qua 3 dãy núi dài hơn 70 km và chỉ có 4 bản trên toàn tuyến, 2 bản người Mông nằm phía Yên Bái và 2 bản người Thái nằm bên mạn Sơn La. Thường xuyên có những đoạn suối bắt buộc phải cùng nhau đưa từng phương tiện qua dòng nước xiết.
< Chặng đường khó khăn ghi dấu trên những bộ quần áo lấm lem, những đôi giày bết bẩn bùn. Những gương mặt đã thấm mệt nhưng rạng rỡ nụ cười chinh phục. Bản Kể Cả và bản Đông, hai bản của đồng bào người Thái nằm bên suối là nơi nghỉ ngơi và điểm cuối cùng để sang bờ bên kia, Mường La, Sơn La.
Qua bao bận lên đỉnh xuống thung rồi đâm xuyên rừng già, cũng vừa lúc xã Chế Tạo chào đón kẻ lữ khách bởi vạt nắng chiều vừa vụt tắt.
< Chế Tạo - Mường La là cung đường khó khăn bậc nhất của Tây Bắc nhưng là cung đường nhiều cư dân du lịch bụi muốn chinh phục, dù chỉ một lần. Bởi thế, nếu được đặt chân đến vùng đất sâu thẳm giữa hai tỉnh Yên Bái và Sơn La, bạn sẽ ngập tràn cảm giác tự hào đã vượt qua con đường khó khăn bậc nhất Việt Nam.
Trung tâm xã là một dãy nhà 2 tầng, một trạm y tế bé xíu và cách đó không xa là khu trường nội trú. Tất cả nằm lọt thỏm giữa màu xanh xám của bên núi, bên rừng và những thảm sương nhè nhẹ của buổi chiều nơi rẻo cao.
Những người Mông họ Giàng, họ Sùng, họ Hảng... ở Chế Tạo bao năm qua vẫn ngược dốc, ngược rừng đi tìm cuộc sống ấm no bằng sự cần cù và những trái tim tự do.
- Tổng hợp từ Sổ Tay Du Lịch, iHay.Thanhnien...
Phượt Mù Căng Chải
Chế Tạo: Một lần đi phượt
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Bạn muốn thực hiện một chuyến du lịch biển đảo? Bạn muốn lạc vào một chốn hoang sơ tràn ngập màu xanh thi vị? Vậy hãy mang balô và đi tàu t...
-
Với một chiếc xe máy, bạn có thể chạy vòng quanh hòn đảo, ghé qua bất cứ bãi nào để tắm biển và dã ngoại ngay trên những con đường rợp bó...
-
Cơ hội bay Bangkok, Ấn Độ và Châu Âu vô cùng tiết kiệm cùng hãng hàng không Jet Airways hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm tuyệt ...
-
Bức ảnh khổ lớn về tượng phật bằng đá cao nhất thế giới ở Trung Quốc xuất hiện tại quầy thông tin gian hàng của Tổng cục Du lịch Việt Nam tr...
-
Với việc tung loạt vé máy bay giá rẻ cho hành trình đến với các thành phố nổi tiếng của Đông Nam Á, hãng hàng không Vietnam Airlines đã ti...
-
Chào mừng đường bay mới đi và đến Pleiku, Vietnam Airlines mở bán vé máy bay giá rẻ chỉ từ 399 000 VND. Từ tháng 9 năm 2015, Vietnam Airlin...
-
Mới đây hãng hàng không Malaysia Airlines đã gây nên bất ngờ thú vị cho không ít khách hàng khi triển khai chương trình khuyến mãi cho đường...
-
Kỳ nghỉ lễ những ngày tháng 02 của bạn sẽ sôi động và thú vị hơn rất nhiều khi tham gia ưu đãi hấp dẫn đến từ hãng hàng không Qatar Airways ...
-
Chào mừng tàu bay mới Airbus A350 hãng hàng không Vietnam Airlines bất ngờ triển khai đợt vé may bay khuyến mãi , giảm giá máy bay với giá C...
-
Tránh xa những ồn ào và vội vã của Sài Gòn, tôi đến với nơi này bằng sự bình yên, giản dị và nhẹ nhõm trong tâm hồn. Trong cuộc sống có nhiề...