Khu tưởng niệm các vua Hùng là một công trình thuộc khu Cổ Đại của dự án Công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc. Khu tưởng niệm tọa lạc trên hai phường Long Bình, quận 9, TP. HCM và xã Bình An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm TP. HCM hơn 20km. Từ khu du lịch Suối Tiên, các bạn có thể bắt xe buýt số 76 để đến thẳng Khu tưởng niệm các vua Hùng.
Dự án khu tưởng niệm các vua Hùng được khởi công xây dựng vào ngày 21/4/2002 và khánh thành đúng vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 năm Kỷ Sửu), tức ngày 4/4/2009. Từ đó đến nay, nơi đây đã trở thành địa điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm với quy mô lớn nhất khu vực phía Nam và là địa điểm tham quan, chiêm bái của những người con phương Nam hướng về đất Tổ.
< Ảnh đầu là toàn cảnh cổng chính, còn đây là hàng cọ đến từ Phú Thọ ở hai bên đường vào cổng chính.
Khu tưởng niệm các vua Hùng được xây dựng trên một ngọn đồi cao 21m so với mặt nước biển, có diện tích 59.306m², do kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu thiết kế.
Khu tưởng niệm bao gồm: Quảng Trường, Nghi Môn, Đường Tre, Nhà Bia, đền Tưởng Niệm (gồm sân Lễ, sân Vọng, sân Hội) và phòng trưng bày.
< Cổng chính, hai bên có tượng hộ vệ.
Trước tiên, khách vào cổng ngoài rồi theo bảng chỉ dẫn chạy thẳng vào trong, nơi có nhà điều hành và bãi đậu xe.
Nhà điều hành có diện tích 472m² là nơi tiếp đón khách tham quan, tại đây có phòng trưng bày truyền thống. Khách vào Khu tưởng niệm các vua Hùng không phải mua vé ngoại trừ vé gởi xe.
< Đường tre.
Quảng trường khu tưởng niệm các Vua Hùng là một khoảng sân trống hình vuông với diện tích 4000m², nền sân có hình mặt trời với những tia sáng tỏa ra xung quanh, theo mô phỏng mặt trống đồng Đông Sơn. Nền quảng trường gợi nhớ về nhận thức vũ trụ của người xưa cho rằng “trời tròn đất vuông”.
Xung quanh quảng trường là các hàng cây cọ cao trên 3m xòe tán tròn râm mát, một giống cây đặc sản từ vùng “rừng cọ đồi chè” của tỉnh Phú Thọ mang vào đã thích nghi và tươi tốt với vùng đồi gò phía Đông thành phố.
Quảng trường còn toát lên vẻ trang nghiêm, hoành tráng bởi hai hàng cột đá xanh (cạnh mỗi cột đá 1m). Cột đá cao khoảng 6m, 18 cột đá này tượng trưng cho các đời vua Hùng trong lịch sử cổ đại Việt Nam.
< Nhà bia.
Từ quảng trường qua 5 bậc đá là đến Nghi môn (hay còn gọi là cổng vào đền). Nghi môn cao khoảng 8m là công trình kiến trúc được tạo dựng bởi các khối đá hình chữ nhật tạo nên các cột vững chắc đỡ các mái và tạo khoảng không ra vào.
Dưới mái chính giữa nghi môn gắn phiến đá hình chữ nhật, có hoa văn bao quanh, chính giữa khắc chìm dòng chữ: 'Đền tưởng niệm các vua Hùng'. Bên tả và hữu nghi môn có 2 tượng võ sĩ, một người cầm giáo dài, một người mang rìu chiến trong tư thế oai phong canh giữ nghi môn.
< Qua khỏi nhà bia...
Đường tre có chiều dài 360m, được xây dựng đào sâu theo triền dốc tự nhiên với độ sâu trung bình 1,5m; rộng 10m. Mặt đường tre được lót bằng đá. Hai bên vách đường trồng hai hàng tre ngà từ cổng vào cho đến đền chính. Tất cả những nơi cao thấp đều có lối đi xe lăn dành cho người khuyết tật.
< ... là đến khu đền thờ các Vua Hùng.
Nhà bia với diện tích xây dựng trên 44m², mái lợp ngói mũi hài - một loại ngói được mang từ tỉnh Thanh Hóa vào.
Khung nhà bia được tạo dựng bởi 4 cột gỗ căm xe loại lớn và được liên kết với các xà (cây xiên) tạo thành thế tứ trụ vững chắc, phỏng theo lối kiến trúc kiến trúc đình, đền truyền thống Nam bộ. Không gian nhà bia được nới rộng ra 4 hướng bởi hệ thống kèo nối với 12 cây cột gỗ nhỏ hơn ở hàng nhì.
< Trực chỉ theo những bậc thang đá để đến đền.
Giữa nhà bia có bia đá hình chữ nhật trên có khắc nội dung tóm tắt về hào khí lịch sử Việt Nam.
Cùng với hệ thống bậc thang, các chiếu nghỉ, các phù điêu vách tường song song với đường tre ngà uốn lượn dài hơn 4000m theo triền dốc tự nhiên, công trình nhà bia là điểm nhấn trên đường hành hương về với cội nguồn.
Qua khỏi nhà bia, cũng là lúc đã lên 107 bậc đá để vào đền. Đền vọng tuởng niệm các vua Hùng tọa lạc trên đồi cao, nhìn tổng thể mang dáng hình chim lạc cách điệu đang vươn cánh bay về phương Bắc. Để thực hiện các nghi thức lễ hội hướng về Quốc Tổ, thiết kế ngôi đền có sân lễ, sân vọng và sân hội.
Sân lễ gồm toàn bộ không gian ngôi nhà hình dáng chiếc trống đồng với cửa lớn vào ở hướng Nam. Vách tường được xây cao và thể hiện như thân tang trống, vách tường bên trái và bên phải đều có các bức phù điêu gốm màu, phản ánh về cuộc sống sinh hoạt và đấu tranh sinh tồn của con người thời Hùng Vương.
Phần trang trọng, linh thiêng nhất là nơi thờ phụng với 7 gian thờ hình vòng cung còn lại của thân trống, trong đó gian thờ Quốc Tổ Hùng Vương ở trung tâm và được đặt ở vị trí chính hướng Bắc với 3 bậc:
Bậc thứ nhất thờ Quốc Tổ Hùng Vương, bậc thứ 2 thờ Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, bậc trên cùng là các bức bình phong bằng đồng với hoa văn, họa tiết, hình ảnh về văn hóa Đông Sơn. Bên trái Quốc Tổ Hùng Vương thờ Lạc Tướng, bên phải thờ Lạc Hầu; các gian còn lại thờ các vị thần là nhân thần và nhiên thần như: Tản viên Sơn thánh, Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng; ở 2 gian còn lại thờ Lạc Dân (bá tánh thời Hùng Vương).
< Sân vọng với 54 cột đá tượng trưng cho cộng đồng 54 dân tộc Việt.
Sân vọng (lầu thượng) hình vuông cao hơn đồi 11m, góc phải và trái của sân vọng có 54 cột đá biểu trưng cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Sau khi thực hiện nghi lễ, khách hành hương sẽ lên sân vọng thắp nhang và tâm nguyện hướng về đất tổ ở phương Bắc, nơi cội nguồn của dân tộc.
Sân hội có hội trường, sân đỉnh đồi rộng rãi, cảnh quan thoáng mát cùng các dịch vụ phục vụ cho hội thảo, vui chơi giải trí sau phần lễ.
< Đá Trường Sa.
Qua khỏi nhà bia, cũng là lúc đã lên 107 bậc đá để vào đền. Đền vọng tuởng niệm các vua Hùng tọa lạc trên đồi cao, nhìn tổng thể mang dáng hình chim lạc cách điệu đang vươn cánh bay về phương Bắc. Để thực hiện các nghi thức lễ hội hướng về Quốc Tổ, thiết kế ngôi đền có sân lễ, sân vọng và sân hội.
Công trình Đền tưởng niệm các vua Hùng là điểm tựa giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc cho nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ, theo chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nơi đây đã trở thành địa điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương quy mô lớn nhất khu vực phía Nam và là địa điểm tham quan, chiêm bái của những người con phương Nam hướng về đất Tổ.
< Học sinh tham quan.
Trong tương lai, cùng với các hạng mục của Khu I (khu cổ đại) trong đó có khu tưởng niệm các Vua Hùng, đồ án thuộc 3 khu vực còn lại của Công viên Lịch sử-Văn hóa dân tộc thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được triển khai thực hiện. Trong đó có một số dự án lớn như: Dự án các sự kiện lịch sử thời Trung đại (Khu II); Tái hiện và tổ chức sự kiện lịch sử Cận đại-Hiện đại (Khu III); Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, làng hoa, làng văn hóa các dân tộc, khu sinh thái; khu tái hiện đường Trường Sơn (Khu IV). Công viên Lịch sử-Văn hóa dân tộc tại thành phố khi hoàn thành toàn bộ sẽ là công trình văn hóa mang dấu ấn lịch sử của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong thế kỷ 21.
, ảnh từ Caravanviet và nhiều nguồn khác.
Cung cấp các Chương trình Tour Du Lịch 2016, Dịch vụ Du Lịch, Bán Vé Máy Bay, Cho thuê xe du lịch, Làm Visa, Khách sạn giá rẻ.
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
Về với lễ hội Đền Cờn
Nhân dân xứ Nghệ xưa vẫn lưu truyền câu 'Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng' để nói về những ngôi đền thiêng ở xứ Nghệ.
Trong số đó, đền Cờn được xếp ở vị trí số một bởi vẻ đẹp và sự linh thiêng - cái đẹp của một công trình kiến trúc cổ tọa lạc ở địa thế sơn thủy hữu tình, hướng mặt về dòng sông Mai Giang, núi Voi, núi Xước, sau lưng là biển xanh, cát trắng và linh thiêng bởi những truyền thuyết gắn với các vị thần được thờ ở Đền - Tứ vị Thánh nương.
Đền Cờn ở xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cách thủ đô Hà Nội hơn 200km về phía nam, cách TP.Vinh 75km về phía Bắc theo quốc lộ 1A. Di tích đền Cờn gồm đền Cờn trong và đền Cờn ngoài.
Đền Cờn được vua Trần Anh Tông ban sắc chỉ xây dựng vào năm 1312 và được vua Lê Thánh Tông cho tu sửa vào năm 1471. Trong số hơn 30 địa điểm thờ tự Tứ vị thánh nương ở vùng ven biển Nghệ An, đền Cờn ở làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương được xem là nơi tiêu biểu nhất, nơi phát tích của Đức thánh Tứ vị.
Đền Cờn trong là đền chính nằm ngay cạnh dòng sông Mai Giang. Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, đến nay đền cơ bản vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ thuộc niên đại cuối triều Lê, đầu triều Nguyễn.
Ở tòa Thượng điện của đền có khám thờ đặt tượng Thánh mẫu, tức bà Thái hậu Dương Nguyệt Quả, mẹ vua Đế Bính. Ngoài khám thờ có đặt 3 pho tượng nhỏ hơn ngang hàng nhau, trong đó có 2 tượng công chúa Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương: con gái thái hậu Dương Nguyệt Quả và tượng còn lại ở giữa là Quách Thị Hoàng hậu, vợ vua Đế Bính.
Đền Cờn ngoài cách đền Cờn trong khoảng 1km, tọa lạc trên dãy núi Hùng Vương. Đền thờ các vị thần như: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu... Đền được đặt trên núi ngay sát cửa biển, nên khách du lịch đến đấy ngoài sự cổ kính, du khách còn được thư giãn với phong cảnh rất phóng khoáng và thơ mộng.
Lễ hội đền Cờn cũng là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, phản ánh rõ nhất về tín ngưỡng dân gian miền biển. Lễ hội đền Cờn là một trong những lễ hội cổ nhất ở xứ Nghệ, đã từng được khởi xướng từ cách đây khoảng 800 năm.
Lễ hội Đền Cờn được tổ chức từ ngày 20-21/01 (Âm lịch) hàng năm cuốn hút đông đảo du khách thập phương về dự. Ngoài các lễ tế trang trọng và các trò chơi dân gian mang đậm màu sắc văn hóa biển như đua thuyền, đấu vật... thì nét đặc sắc nhất của lễ hội đền Cờn là tục “chạy Ói”. Chạy Ói diễn lại việc tranh chấp cây gỗ thần theo truyền thuyết liên quan đến Tứ Vị Thánh nương.
Tục chạy Ói trong lễ hội đền Cờn phản ánh niềm tin của người dân về sự linh thiêng của cây gỗ thần. Xưa kia, tục chạy Ói được tổ chức dưới hình thức một trò chơi dân gian mang tinh thần thượng võ. Ngay nay, tục chạy Ói vẫn có một sức hấp dẫn rất lớn và là một điểm nhấn của lễ hội đền Cờn.
Với người dân biển Quỳnh Lưu, lễ hội đền Cờn là nơi thể hiện tín ngưỡng tâm linh, phong tục của người dân vùng biển gắn với nghề đánh bắt cá, buôn thuyền mành. Riêng với đông đảo nhân dân xứ Nghệ và du khách thập phương, đầu năm được về với đền Cờn và lễ hội đền Cờn là về với chốn linh thiêng, được thực hành những nghi lễ tâm linh thực sự có ý nghĩa, được hòa mình vào một thế giới tinh thần huyền bí để tưởng nhớ Đức thánh Tứ vị và cầu mong các vị thần thánh phù hộ cho một năm bình an, nhiều phúc lộc.
Theo Travel Zizi
Trong số đó, đền Cờn được xếp ở vị trí số một bởi vẻ đẹp và sự linh thiêng - cái đẹp của một công trình kiến trúc cổ tọa lạc ở địa thế sơn thủy hữu tình, hướng mặt về dòng sông Mai Giang, núi Voi, núi Xước, sau lưng là biển xanh, cát trắng và linh thiêng bởi những truyền thuyết gắn với các vị thần được thờ ở Đền - Tứ vị Thánh nương.
Đền Cờn ở xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cách thủ đô Hà Nội hơn 200km về phía nam, cách TP.Vinh 75km về phía Bắc theo quốc lộ 1A. Di tích đền Cờn gồm đền Cờn trong và đền Cờn ngoài.
Đền Cờn được vua Trần Anh Tông ban sắc chỉ xây dựng vào năm 1312 và được vua Lê Thánh Tông cho tu sửa vào năm 1471. Trong số hơn 30 địa điểm thờ tự Tứ vị thánh nương ở vùng ven biển Nghệ An, đền Cờn ở làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương được xem là nơi tiêu biểu nhất, nơi phát tích của Đức thánh Tứ vị.
Đền Cờn trong là đền chính nằm ngay cạnh dòng sông Mai Giang. Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, đến nay đền cơ bản vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ thuộc niên đại cuối triều Lê, đầu triều Nguyễn.
Ở tòa Thượng điện của đền có khám thờ đặt tượng Thánh mẫu, tức bà Thái hậu Dương Nguyệt Quả, mẹ vua Đế Bính. Ngoài khám thờ có đặt 3 pho tượng nhỏ hơn ngang hàng nhau, trong đó có 2 tượng công chúa Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương: con gái thái hậu Dương Nguyệt Quả và tượng còn lại ở giữa là Quách Thị Hoàng hậu, vợ vua Đế Bính.
Đền Cờn ngoài cách đền Cờn trong khoảng 1km, tọa lạc trên dãy núi Hùng Vương. Đền thờ các vị thần như: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu... Đền được đặt trên núi ngay sát cửa biển, nên khách du lịch đến đấy ngoài sự cổ kính, du khách còn được thư giãn với phong cảnh rất phóng khoáng và thơ mộng.
Lễ hội đền Cờn cũng là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, phản ánh rõ nhất về tín ngưỡng dân gian miền biển. Lễ hội đền Cờn là một trong những lễ hội cổ nhất ở xứ Nghệ, đã từng được khởi xướng từ cách đây khoảng 800 năm.
Lễ hội Đền Cờn được tổ chức từ ngày 20-21/01 (Âm lịch) hàng năm cuốn hút đông đảo du khách thập phương về dự. Ngoài các lễ tế trang trọng và các trò chơi dân gian mang đậm màu sắc văn hóa biển như đua thuyền, đấu vật... thì nét đặc sắc nhất của lễ hội đền Cờn là tục “chạy Ói”. Chạy Ói diễn lại việc tranh chấp cây gỗ thần theo truyền thuyết liên quan đến Tứ Vị Thánh nương.
Tục chạy Ói trong lễ hội đền Cờn phản ánh niềm tin của người dân về sự linh thiêng của cây gỗ thần. Xưa kia, tục chạy Ói được tổ chức dưới hình thức một trò chơi dân gian mang tinh thần thượng võ. Ngay nay, tục chạy Ói vẫn có một sức hấp dẫn rất lớn và là một điểm nhấn của lễ hội đền Cờn.
Với người dân biển Quỳnh Lưu, lễ hội đền Cờn là nơi thể hiện tín ngưỡng tâm linh, phong tục của người dân vùng biển gắn với nghề đánh bắt cá, buôn thuyền mành. Riêng với đông đảo nhân dân xứ Nghệ và du khách thập phương, đầu năm được về với đền Cờn và lễ hội đền Cờn là về với chốn linh thiêng, được thực hành những nghi lễ tâm linh thực sự có ý nghĩa, được hòa mình vào một thế giới tinh thần huyền bí để tưởng nhớ Đức thánh Tứ vị và cầu mong các vị thần thánh phù hộ cho một năm bình an, nhiều phúc lộc.
Theo Travel Zizi
Đình làng Nại Nam (Đà Nẵng)
Đình làng Nại Nam nằm ở đường Phan Đăng Lưu, Tổ 11 Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu.
Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905) từ nhân dân và những người có chức sắc trong làng Nại Nam tham gia đóng góp tiền của và công sức. Đây là nơi để thờ Thần Hoàng bổn xứ (thần giữ đất làng) và thờ vọng lại 18 chư phái tộc.
Đình mang đậm dấu ấn kiến trúc của thời Nguyễn có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, từ các bộ vì kèo, cột trụ được chạm trổ tinh vi, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ: đình từng là cơ sở, địa điểm để hoạt động cách mạng.
Nhiều sự kiện lịch sử diễn ra ở đây như lễ kết nạp đảng viên, triển khai lực lượng chính trị và quân sự đánh vào thành phố ở các thời điểm 1950, 1951, 1960, 1965, 1968, 1975, nhiều người con ưu tú của địa phương đã sống, chiến đấu và hy sinh anh dũng tại đình.
Trải qua ba lần trùng tu, di tích đình làng Nại Nam được xây dựng lại hoàn toàn bằng vật liệu gạch, ngói, cát, vôi và gỗ vẫn giữ nguyên vẹn những nét cổ kính có từ trăm năm trước. Mái đình lợp ngói âm dương, tường dày từ 0,5m đến 0,7m. Chính vì thế, qua những cơn bão lớn của miền Trung, đình Nại Nam vẫn không xê dịch.
Trên mái đình có Lưỡng long chầu nguyệt, Loan phụng hòa vinh, dơi ngậm đào được trang trí bằng nghệ thuật ghép sành sứ, rất công phu, tỉ mỉ và đẹp mắt. Đình gồm 3 gian và 2 chái, trong đó: chính điện dài 11.7m, rộng 7.9m, hậu tẩm rộng 3.9m, dài 4.1m. Trong đình còn có 4 bức hoành phi, câu đối. Đình gồm 3 bệ thờ: phần hậu tẩm thờ Thần hoàng bổn xứ, phần chính điện hai bên tả hữu thờ các vị tiền hiền, những người có công khai canh, khai khẩn lập làng.
Điểm nhấn trong kiến trúc đình chính là hàng cột gồm 20 cột bằng gỗ mít lâu năm có chiều cao từ 2,5 đến 4,5m. Kết cấu kèo theo “chồng rường – giả thủ”. Phần đầu hồi chạm trổ khéo léo và tinh xảo qua bàn tay tài hoa của thợ chạm Kim Bồng (Hội An), thể hiện các đề tài: cá chép hóa long, bát bảo đạo nho, cùng các họa tiết hoa văn cây cỏ, hoa lá giúp cho đình thoáng mát và thêm vẻ linh thiêng, thâm trầm.
< Lễ Kỳ Yên tại đình Nại Nam.
Năm 1965, dân địa phương đóng góp để trùng tu lại đình làng lần thứ nhất. Lúc bấy giờ đình được nâng cao lên 0,5m so với ban đầu. Chân các cột được đúc bằng xi-măng, thay một cột đã hỏng bằng gỗ mít. Hai tháp chuông sửa lại thêm khung bông chữ thọ và trên mái xây giả như lợp ngói âm dương. Lần trùng tu thứ hai vào năm (1993-1994) do Ban Văn hóa-thông tin thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ đứng ra sửa chữa, tôn tạo. Lần này đã xây lại toàn bộ tường rào xung quanh đình, làm lại bộ cửa chính của đình bằng gỗ cũng như gạch hoa bên trong đình.
Trong lần trùng tu thứ ba vào năm 2002, UBND thành phố Đà Nẵng đã mời “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy nâng đình lên cao 1,6m theo phương thẳng đứng và di chuyển hai cây đa cổ thụ về vị trí đối xứng hai bên đình. Nhờ lần trùng tu này, đình Nại Nam được nâng cao lên hẳn và không còn ngập nước.
Trong khuôn viên của đình có hai cây đa hơn một trăm tuổi với thân cây to đến mười người ôm không xuể, sừng sững hai bên, tỏa bóng mát xanh. Cơn bão năm 2006, một trong hai cây đa bị quật ngã nhưng sau đó đã được trồng lại. Hai cây đa này cũng là giá trị văn hóa song song với đình làng nên đã được giữ gìn và chăm sóc như một báu vật của làng. Hằng năm có lễ cầu an, cầu cho mưa thuận gió hòa, an bình và thịnh vượng tại đình Nại Nam vào rằm tháng 2 âm lịch và ngày lễ cuối năm (30 Tết).
Đình Nại Nam là một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu cho kiến trúc đình làng cổ ở Đà Nẵng và đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 4/1/1999.
Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu còn lại khá nguyên vẹn trong nội thành Đà Nẵng. Chính bởi lẽ giữ lại được những nét xưa truyền thống nên đình làng Nại Nam vẫn luôn đón tiếp du khách đến tham quan.
Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905) từ nhân dân và những người có chức sắc trong làng Nại Nam tham gia đóng góp tiền của và công sức. Đây là nơi để thờ Thần Hoàng bổn xứ (thần giữ đất làng) và thờ vọng lại 18 chư phái tộc.
Đình mang đậm dấu ấn kiến trúc của thời Nguyễn có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, từ các bộ vì kèo, cột trụ được chạm trổ tinh vi, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ: đình từng là cơ sở, địa điểm để hoạt động cách mạng.
Nhiều sự kiện lịch sử diễn ra ở đây như lễ kết nạp đảng viên, triển khai lực lượng chính trị và quân sự đánh vào thành phố ở các thời điểm 1950, 1951, 1960, 1965, 1968, 1975, nhiều người con ưu tú của địa phương đã sống, chiến đấu và hy sinh anh dũng tại đình.
Trải qua ba lần trùng tu, di tích đình làng Nại Nam được xây dựng lại hoàn toàn bằng vật liệu gạch, ngói, cát, vôi và gỗ vẫn giữ nguyên vẹn những nét cổ kính có từ trăm năm trước. Mái đình lợp ngói âm dương, tường dày từ 0,5m đến 0,7m. Chính vì thế, qua những cơn bão lớn của miền Trung, đình Nại Nam vẫn không xê dịch.
Trên mái đình có Lưỡng long chầu nguyệt, Loan phụng hòa vinh, dơi ngậm đào được trang trí bằng nghệ thuật ghép sành sứ, rất công phu, tỉ mỉ và đẹp mắt. Đình gồm 3 gian và 2 chái, trong đó: chính điện dài 11.7m, rộng 7.9m, hậu tẩm rộng 3.9m, dài 4.1m. Trong đình còn có 4 bức hoành phi, câu đối. Đình gồm 3 bệ thờ: phần hậu tẩm thờ Thần hoàng bổn xứ, phần chính điện hai bên tả hữu thờ các vị tiền hiền, những người có công khai canh, khai khẩn lập làng.
Điểm nhấn trong kiến trúc đình chính là hàng cột gồm 20 cột bằng gỗ mít lâu năm có chiều cao từ 2,5 đến 4,5m. Kết cấu kèo theo “chồng rường – giả thủ”. Phần đầu hồi chạm trổ khéo léo và tinh xảo qua bàn tay tài hoa của thợ chạm Kim Bồng (Hội An), thể hiện các đề tài: cá chép hóa long, bát bảo đạo nho, cùng các họa tiết hoa văn cây cỏ, hoa lá giúp cho đình thoáng mát và thêm vẻ linh thiêng, thâm trầm.
< Lễ Kỳ Yên tại đình Nại Nam.
Năm 1965, dân địa phương đóng góp để trùng tu lại đình làng lần thứ nhất. Lúc bấy giờ đình được nâng cao lên 0,5m so với ban đầu. Chân các cột được đúc bằng xi-măng, thay một cột đã hỏng bằng gỗ mít. Hai tháp chuông sửa lại thêm khung bông chữ thọ và trên mái xây giả như lợp ngói âm dương. Lần trùng tu thứ hai vào năm (1993-1994) do Ban Văn hóa-thông tin thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ đứng ra sửa chữa, tôn tạo. Lần này đã xây lại toàn bộ tường rào xung quanh đình, làm lại bộ cửa chính của đình bằng gỗ cũng như gạch hoa bên trong đình.
Trong lần trùng tu thứ ba vào năm 2002, UBND thành phố Đà Nẵng đã mời “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy nâng đình lên cao 1,6m theo phương thẳng đứng và di chuyển hai cây đa cổ thụ về vị trí đối xứng hai bên đình. Nhờ lần trùng tu này, đình Nại Nam được nâng cao lên hẳn và không còn ngập nước.
Trong khuôn viên của đình có hai cây đa hơn một trăm tuổi với thân cây to đến mười người ôm không xuể, sừng sững hai bên, tỏa bóng mát xanh. Cơn bão năm 2006, một trong hai cây đa bị quật ngã nhưng sau đó đã được trồng lại. Hai cây đa này cũng là giá trị văn hóa song song với đình làng nên đã được giữ gìn và chăm sóc như một báu vật của làng. Hằng năm có lễ cầu an, cầu cho mưa thuận gió hòa, an bình và thịnh vượng tại đình Nại Nam vào rằm tháng 2 âm lịch và ngày lễ cuối năm (30 Tết).
Đình Nại Nam là một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu cho kiến trúc đình làng cổ ở Đà Nẵng và đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 4/1/1999.
Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu còn lại khá nguyên vẹn trong nội thành Đà Nẵng. Chính bởi lẽ giữ lại được những nét xưa truyền thống nên đình làng Nại Nam vẫn luôn đón tiếp du khách đến tham quan.
Vẹm nướng bãi U - Sơn Trà
(TTO) - Buổi chiều hoang dã ở bãi U bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) với món vẹm nướng tự tay mình đánh bắt. Những món vẹm trong nhà hàng có liệu thể sánh bằng những con vẹm nướng vỏ còn dính đầy cát biển ở một nơi biệt lập, cách xa thành phố?
“Quẳng gánh lo đi... ” - cô bạn đang làm nghề bảo tồn ở Đà Nẵng rỉ tai khi tổ chức một cuộc picnic tập thể nhớ đời ở bãi U - Sơn Trà cho đám bạn bè tứ phương họp mặt.
Xuất phát từ bến thuyền Thọ Quang vào buổi sáng, loáng cái cả nhóm đã đổ bộ lên bãi U - một bãi cát nhỏ có nước ngọt, điều kiện quan trọng nhất để cắm trại qua đêm.
Trong lúc các bạn đang loay hoay dựng lều, sắp xếp đồ đạc, một số tranh thủ đi bơi, lặn ngắm san hô, gỡ hàu đá, ốc vú nàng ở các gành đá, rạn đá quanh đó thì các thổ địa quyết định lên tàu ra biển kiếm thêm ít hải sản tươi.
Xế chiều, chiếc tàu quay lại bãi, buông neo, một chiếc thùng to được chuyển lên thuyền thúng cập bờ. Chuyến ra khơi ngắn nhưng mang về đủ các loại ốc nón, ốc gai, cá mú, tôm hùm (loại nhỏ), đặc biệt rất nhiều vẹm to bằng bàn tay.
Một ngư dân áo quần sũng nước dùng viên đá gõ vào vỏ vẹm để kiểm tra xem chúng còn sống không trước khi đem mớ hải sản đặt lên giàn nướng trên đống than củi đã đốt cháy âm ỉ tự lúc nào.
Vẹm là một dạng sinh vật hai mảnh vỏ sò hình oval màu tối, sinh sống ở những vùng nước mặn nơi thủy triều lên xuống. Đây cũng là một trong những món hải sản khá phổ biến ở các quán nhậu Đà Nẵng.
Thường ở đất liền, vẹm hay được chế biến cầu kỳ như luộc chấm muối tiêu chanh, nướng mỡ hành, bơ tỏi. Nhưng ở đây, giữa thiên nhiên hoang dã và điều kiện hạn chế, nước ngọt, mỡ hành, bơ tỏi kiếm đâu ra, thế nên cứ tùy tiện mà đặt lên than củi, nướng suông rồi chấm muối tiêu chanh, thế cũng oách lắm rồi.
Quả thực, mấy bạn đi lặn về, ngâm người lâu dưới làn nước biển, vừa cập bờ đã ngửi thấy mùi hải sản nướng thơm nức, hít lấy hít để, ấm sực cả người.
Cá mú, tôm hùm loại nhỏ thì dễ ăn rồi, mấy cô gái xúm vào chia nhau, mút mát, tấm tắc, ngon như chưa bao giờ được ăn. Tôm hùm tuy nhỏ nhưng thịt dai và ngọt, thêm vị khét của kiểu nướng hoang đảo nên vị giác lúc này quả thực khó tả.
Mấy chàng trai dùng đá cuội để đập vỡ vỏ ốc nón, ốc gai, khéo léo để thịt ốc lộ ra mà không bị dính cát, dính mảnh vỏ vỡ. Thật là ăn uống phức tạp lại mất công nên bữa tiệc nướng trở nên ngon quá chừng.
Vẹm nhiều hơn cả, nướng cả giàn mỗi người vài con, không phải chia nhau như chút hải sản kia. Củi kiếm từ chiều, giờ phát huy giá trị, cháy đượm, than hồng, chẳng mấy vẹm đã được nướng chín, mở miệng. Chỉ cần chờ nguội một chút, lột thịt vẹm ra chấm vào đĩa tiêu chanh. Chao ôi, cái vị ngọt nhẹ, thơm và béo ngậy tan ra nơi cuống họng, kèm theo vị cay của tiêu, thật đã đời.
Loáng một cái đã hết veo cả thùng hải sản tươi vừa đánh bắt ban chiều. Bãi U ơi, thật cảm ơn một buổi chiều hoang dại đã trôi qua trong cuộc đời như thế.
Nhớ hoài bãi U...
Xem thêm >
Theo THỦY OCG (báo Tuổi Trẻ)
“Quẳng gánh lo đi... ” - cô bạn đang làm nghề bảo tồn ở Đà Nẵng rỉ tai khi tổ chức một cuộc picnic tập thể nhớ đời ở bãi U - Sơn Trà cho đám bạn bè tứ phương họp mặt.
Xuất phát từ bến thuyền Thọ Quang vào buổi sáng, loáng cái cả nhóm đã đổ bộ lên bãi U - một bãi cát nhỏ có nước ngọt, điều kiện quan trọng nhất để cắm trại qua đêm.
Trong lúc các bạn đang loay hoay dựng lều, sắp xếp đồ đạc, một số tranh thủ đi bơi, lặn ngắm san hô, gỡ hàu đá, ốc vú nàng ở các gành đá, rạn đá quanh đó thì các thổ địa quyết định lên tàu ra biển kiếm thêm ít hải sản tươi.
Xế chiều, chiếc tàu quay lại bãi, buông neo, một chiếc thùng to được chuyển lên thuyền thúng cập bờ. Chuyến ra khơi ngắn nhưng mang về đủ các loại ốc nón, ốc gai, cá mú, tôm hùm (loại nhỏ), đặc biệt rất nhiều vẹm to bằng bàn tay.
Một ngư dân áo quần sũng nước dùng viên đá gõ vào vỏ vẹm để kiểm tra xem chúng còn sống không trước khi đem mớ hải sản đặt lên giàn nướng trên đống than củi đã đốt cháy âm ỉ tự lúc nào.
Vẹm là một dạng sinh vật hai mảnh vỏ sò hình oval màu tối, sinh sống ở những vùng nước mặn nơi thủy triều lên xuống. Đây cũng là một trong những món hải sản khá phổ biến ở các quán nhậu Đà Nẵng.
Thường ở đất liền, vẹm hay được chế biến cầu kỳ như luộc chấm muối tiêu chanh, nướng mỡ hành, bơ tỏi. Nhưng ở đây, giữa thiên nhiên hoang dã và điều kiện hạn chế, nước ngọt, mỡ hành, bơ tỏi kiếm đâu ra, thế nên cứ tùy tiện mà đặt lên than củi, nướng suông rồi chấm muối tiêu chanh, thế cũng oách lắm rồi.
Quả thực, mấy bạn đi lặn về, ngâm người lâu dưới làn nước biển, vừa cập bờ đã ngửi thấy mùi hải sản nướng thơm nức, hít lấy hít để, ấm sực cả người.
Cá mú, tôm hùm loại nhỏ thì dễ ăn rồi, mấy cô gái xúm vào chia nhau, mút mát, tấm tắc, ngon như chưa bao giờ được ăn. Tôm hùm tuy nhỏ nhưng thịt dai và ngọt, thêm vị khét của kiểu nướng hoang đảo nên vị giác lúc này quả thực khó tả.
Mấy chàng trai dùng đá cuội để đập vỡ vỏ ốc nón, ốc gai, khéo léo để thịt ốc lộ ra mà không bị dính cát, dính mảnh vỏ vỡ. Thật là ăn uống phức tạp lại mất công nên bữa tiệc nướng trở nên ngon quá chừng.
Vẹm nhiều hơn cả, nướng cả giàn mỗi người vài con, không phải chia nhau như chút hải sản kia. Củi kiếm từ chiều, giờ phát huy giá trị, cháy đượm, than hồng, chẳng mấy vẹm đã được nướng chín, mở miệng. Chỉ cần chờ nguội một chút, lột thịt vẹm ra chấm vào đĩa tiêu chanh. Chao ôi, cái vị ngọt nhẹ, thơm và béo ngậy tan ra nơi cuống họng, kèm theo vị cay của tiêu, thật đã đời.
Loáng một cái đã hết veo cả thùng hải sản tươi vừa đánh bắt ban chiều. Bãi U ơi, thật cảm ơn một buổi chiều hoang dại đã trôi qua trong cuộc đời như thế.
Nhớ hoài bãi U...
Xem thêm >
Theo THỦY OCG (báo Tuổi Trẻ)
Xoài Đá Trắng ở chùa Từ Quang
(Phuyen online) - Chùa Từ Quang còn gọi là chùa Đá Trắng, tên chữ là Bạch Thạch Sơn Tự, Tư Quang A Lan Nhã Tự. Chùa nằm trên vùng đá toàn màu trắng thuộc thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An cách QL1A trên 500 mét.
< Mặt trước chùa Từ Quang.
Du khách từ quốc lộ đi bộ từ phía nam vườn Xoài vượt đoạn dốc dài lát toàn bằng đá tảng tự nhiên quanh vùng (mỗi tảng có thể nặng hơn trăm cân) do các tăng ni, tín hữu di chuyển đến dưới sự chỉ huy sắp xếp, lát bậc cấp của thiền sư Huệ Nhân những năm cuối thế kỷ XIX.
< Người dân đi dự lễ hội chùa Đá Trắng theo đường đá.
Chùa Từ Quang được sáng lập vào năm Đinh Tỵ (1797) do thiền sư Pháp Chuyên, đời thứ 36 phái Lâm Tế khai sơn. Trước đó, vào năm 1793 thiền sư đã dựng lên thảo am và ở đấy dịch kinh Hoa Nghiêm. Bốn năm sau, thiền sư mới kiến tạo ngôi chùa theo dạng chùa nhà lá mái đồ sộ. Đến năm 1929 chùa bị hoả hoạn, công tình kiến trúc cổ xưa bị thiêu rụi hoàn toàn, sau đó được tái xây dựng tương tự theo nguyên mẫu chùa cũ.
Về mặt bề thế vào thời kỳ đó, chùa Từ Quang được xếp vào loại lớn nhất nhì trong tỉnh. Và năm Thành Thái nguyên niên được vua ban sắc tứ cho ngôi chùa này. Sau nhiều lần trùng tu, chùa Từ Quang đẹp hơn, uy nghiêm tráng lệ hơn. Đến đời sư trụ trì Thiện Tu ngôi chùa được kiến trúc theo lối cổ lầu rất đồ sộ và tráng lệ và ngày nay, được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chùa Từ Quang, phía bắc tựa vào dãy núi Xuân Đài, những cụm đá màu trắng nhấp nhô ẩn hiện trong những chòm cây um tùm càng làm tăng thêm vẻ cổ kính, thâm nghiêm. Ba mặt còn lại là triền núi thoai thoải đổ về hướng đông với những lùm bụi nhỏ, cỏ xanh tạo cảm giác cho du khách thập phương như đang đứng nhìn ngắm một thảo nguyên thu nhỏ trong những bức danh hoạ cổ điển lúc trời quang mây tạnh, nắng hanh nhẹ. Còn phía Nam, trước mặt chùa là con sông cái Ngân Sơn – Phú Mỹ bao bọc tựa một dải lụa bạc trong nắng ban mai. Những buổi chiều ánh sáng phản chiếu mặt nước biếc dòng sông và dãy núi đá trắng trong khoảnh khắc trời mây sông núi liền một màu trông rất thơ mộng.
< Vườn trong chùa.
Cách thờ phụng hậu tổ, về hình thức cũng giống như các chùa khác. Nhưng về nét huy hoàng có phần trội hơn với màu sắc hài hoà khiến cho khách cảm thấy như được chìm đắm trong ánh đạo vàng vô biên và mầu nhiệm.
Vườn chùa có 8 ngôi tháp xây dựng trên khu đất rộng ở phía Tây ngôi chùa. Trong số đó có một ngôi thật đồ sộ, những ngôi khác nhỏ hơn. Duy có điều bia hiệu của mộ tháp đã bị rêu phong xói mòn che phủ không còn đọc được chữ khắc.
Riêng ngôi tháp của Đại sư Thiện Tu vừa tịch được xây theo kiểu mẫu những mộ tháp của phái Đại thừa, đặc trưng của Campuchia, Thái Lan; dáng tháp có nhiều vòng tròn lớn nhỏ chồng lên nhau trông như những vòng hào quang của Phật pháp.
Ngôi chùa Từ Quang có đại hồng chung nặng đến 330 cân, do hoà thượng Pháp Ngữ ra Huế đúc vào năm Duy Tân thứ chín. Trên thành đại hồng chung có ghi kích thước và trọng lượng .
Nói về chùa Từ Quang, đáng để ý nhất vẫn là những trái xoài thơm, ngọt đã đi vào ca dao: “Muốn lên Đá Trắng ăn xoài…”. Tương truyền ngày xưa, các vị sư trụ trì trong ngôi chùa cổ kính này trồng rất nhiều xoài tượng, có hương vị rất đặc biệt, vừa thơm dịu, vừa ngọt lịm. Ai đã từng nếm thử đều không thể quên được hương vị của nó. Dưới triều nhà Nguyễn có một quan Bố chánh trấn nhậm Phú Yên đi du ngoạn thắng cảnh có lần đã ghé thăm ngôi chùa này nhằm đúng vụ xoài chín, được nhà sư trụ trì tiếp dâng xoài đãi khách. Viên quan ăn thấy ngon tấm tắc khen ngợi. Sau này, xoài Đá Trắng được coi là xoài tiến.
< Xoài đá trắng.
Gọi xoài Đá Trắng là xoài tiến, bởi nó được tiến lên vua cùng với trái lòn bon của Quảng Nam. Sau này, để trả ơn cho trái lòn bon đã nuôi mình trong lúc nguy khốn nên vua Gia Long đã đặt tên cho nó là trái Nam Trân.
Riêng về xoài Đá Trắng, những lúc đem quân từ Cù Huân ra Quy Nhơn, Nguyễn Ánh thường dừng chân lại ở Xuân Đài để nghỉ ngơi, chuẩn bị lương thảo (Duyệt nguyệt chu sư bạc tiểu thành. Bà Đài ngạn thượng thả hưu binh). Có thể chính vào thời kỳ này Nguyễn Ánh đã nếm vị xoài Đá Trắng và miếng ăn lúc ấy rất ngon nên nhớ mãi nên sau này lệnh cho Phú Yên phải tiến.
Đến đời Minh Mạng, vì nhà vua không chịu ơn trái lòn bon nên ra lệnh cho Quảng Nam chỉ tiến một số ít để dâng cúng Thế miếu. Còn xoài Đá Trắng thì mỗi năm vào Tết Đoan Ngọ Phú Yên phải mua cống 1.000 trái.
Hàng năm, cứ đến vụ xoài, các quan cho người về chùa kiểm kê số xoài thu hoạch, đóng sọt chuyển về kinh dâng lên vua, chỉ để lại một số vừa đủ để cúng Phật tổ, đãi khách. Từ đó xoài Đá Trắng còn có tên gọi là “xoài ngự”, “xoài tiến cung”.
< Cổng chùa Từ Quang và một phần con đường đá.
Nhiều người cho rằng chính nhờ hương vị của xoài mà chùa Đá Trắng được vua ban tặng sắc tứ. Điều này còn phải bàn lại, nhưng theo chỗ chúng tôi khảo chứng các tư liệu Phật giáo về mặt lịch sử thì chùa Từ Quang là một trong những ngôi chùa được vị thiền sư của phái Lâm Tế đến đầu tiên ở Phú Yên lập nên để hoằng dương Phật pháp, từ đó truyền tới nay có trên chín đời.
(Tham khảo quyển Địa Danh Phú Yên của Nguyễn Đình Chúc)
Xem thêm >
Theo báo Phú Yên
Ðộc đáo đường đá Phú Yên
< Mặt trước chùa Từ Quang.
Du khách từ quốc lộ đi bộ từ phía nam vườn Xoài vượt đoạn dốc dài lát toàn bằng đá tảng tự nhiên quanh vùng (mỗi tảng có thể nặng hơn trăm cân) do các tăng ni, tín hữu di chuyển đến dưới sự chỉ huy sắp xếp, lát bậc cấp của thiền sư Huệ Nhân những năm cuối thế kỷ XIX.
< Người dân đi dự lễ hội chùa Đá Trắng theo đường đá.
Chùa Từ Quang được sáng lập vào năm Đinh Tỵ (1797) do thiền sư Pháp Chuyên, đời thứ 36 phái Lâm Tế khai sơn. Trước đó, vào năm 1793 thiền sư đã dựng lên thảo am và ở đấy dịch kinh Hoa Nghiêm. Bốn năm sau, thiền sư mới kiến tạo ngôi chùa theo dạng chùa nhà lá mái đồ sộ. Đến năm 1929 chùa bị hoả hoạn, công tình kiến trúc cổ xưa bị thiêu rụi hoàn toàn, sau đó được tái xây dựng tương tự theo nguyên mẫu chùa cũ.
Về mặt bề thế vào thời kỳ đó, chùa Từ Quang được xếp vào loại lớn nhất nhì trong tỉnh. Và năm Thành Thái nguyên niên được vua ban sắc tứ cho ngôi chùa này. Sau nhiều lần trùng tu, chùa Từ Quang đẹp hơn, uy nghiêm tráng lệ hơn. Đến đời sư trụ trì Thiện Tu ngôi chùa được kiến trúc theo lối cổ lầu rất đồ sộ và tráng lệ và ngày nay, được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chùa Từ Quang, phía bắc tựa vào dãy núi Xuân Đài, những cụm đá màu trắng nhấp nhô ẩn hiện trong những chòm cây um tùm càng làm tăng thêm vẻ cổ kính, thâm nghiêm. Ba mặt còn lại là triền núi thoai thoải đổ về hướng đông với những lùm bụi nhỏ, cỏ xanh tạo cảm giác cho du khách thập phương như đang đứng nhìn ngắm một thảo nguyên thu nhỏ trong những bức danh hoạ cổ điển lúc trời quang mây tạnh, nắng hanh nhẹ. Còn phía Nam, trước mặt chùa là con sông cái Ngân Sơn – Phú Mỹ bao bọc tựa một dải lụa bạc trong nắng ban mai. Những buổi chiều ánh sáng phản chiếu mặt nước biếc dòng sông và dãy núi đá trắng trong khoảnh khắc trời mây sông núi liền một màu trông rất thơ mộng.
< Vườn trong chùa.
Cách thờ phụng hậu tổ, về hình thức cũng giống như các chùa khác. Nhưng về nét huy hoàng có phần trội hơn với màu sắc hài hoà khiến cho khách cảm thấy như được chìm đắm trong ánh đạo vàng vô biên và mầu nhiệm.
Vườn chùa có 8 ngôi tháp xây dựng trên khu đất rộng ở phía Tây ngôi chùa. Trong số đó có một ngôi thật đồ sộ, những ngôi khác nhỏ hơn. Duy có điều bia hiệu của mộ tháp đã bị rêu phong xói mòn che phủ không còn đọc được chữ khắc.
Riêng ngôi tháp của Đại sư Thiện Tu vừa tịch được xây theo kiểu mẫu những mộ tháp của phái Đại thừa, đặc trưng của Campuchia, Thái Lan; dáng tháp có nhiều vòng tròn lớn nhỏ chồng lên nhau trông như những vòng hào quang của Phật pháp.
Ngôi chùa Từ Quang có đại hồng chung nặng đến 330 cân, do hoà thượng Pháp Ngữ ra Huế đúc vào năm Duy Tân thứ chín. Trên thành đại hồng chung có ghi kích thước và trọng lượng .
Nói về chùa Từ Quang, đáng để ý nhất vẫn là những trái xoài thơm, ngọt đã đi vào ca dao: “Muốn lên Đá Trắng ăn xoài…”. Tương truyền ngày xưa, các vị sư trụ trì trong ngôi chùa cổ kính này trồng rất nhiều xoài tượng, có hương vị rất đặc biệt, vừa thơm dịu, vừa ngọt lịm. Ai đã từng nếm thử đều không thể quên được hương vị của nó. Dưới triều nhà Nguyễn có một quan Bố chánh trấn nhậm Phú Yên đi du ngoạn thắng cảnh có lần đã ghé thăm ngôi chùa này nhằm đúng vụ xoài chín, được nhà sư trụ trì tiếp dâng xoài đãi khách. Viên quan ăn thấy ngon tấm tắc khen ngợi. Sau này, xoài Đá Trắng được coi là xoài tiến.
< Xoài đá trắng.
Gọi xoài Đá Trắng là xoài tiến, bởi nó được tiến lên vua cùng với trái lòn bon của Quảng Nam. Sau này, để trả ơn cho trái lòn bon đã nuôi mình trong lúc nguy khốn nên vua Gia Long đã đặt tên cho nó là trái Nam Trân.
Riêng về xoài Đá Trắng, những lúc đem quân từ Cù Huân ra Quy Nhơn, Nguyễn Ánh thường dừng chân lại ở Xuân Đài để nghỉ ngơi, chuẩn bị lương thảo (Duyệt nguyệt chu sư bạc tiểu thành. Bà Đài ngạn thượng thả hưu binh). Có thể chính vào thời kỳ này Nguyễn Ánh đã nếm vị xoài Đá Trắng và miếng ăn lúc ấy rất ngon nên nhớ mãi nên sau này lệnh cho Phú Yên phải tiến.
Đến đời Minh Mạng, vì nhà vua không chịu ơn trái lòn bon nên ra lệnh cho Quảng Nam chỉ tiến một số ít để dâng cúng Thế miếu. Còn xoài Đá Trắng thì mỗi năm vào Tết Đoan Ngọ Phú Yên phải mua cống 1.000 trái.
Hàng năm, cứ đến vụ xoài, các quan cho người về chùa kiểm kê số xoài thu hoạch, đóng sọt chuyển về kinh dâng lên vua, chỉ để lại một số vừa đủ để cúng Phật tổ, đãi khách. Từ đó xoài Đá Trắng còn có tên gọi là “xoài ngự”, “xoài tiến cung”.
< Cổng chùa Từ Quang và một phần con đường đá.
Nhiều người cho rằng chính nhờ hương vị của xoài mà chùa Đá Trắng được vua ban tặng sắc tứ. Điều này còn phải bàn lại, nhưng theo chỗ chúng tôi khảo chứng các tư liệu Phật giáo về mặt lịch sử thì chùa Từ Quang là một trong những ngôi chùa được vị thiền sư của phái Lâm Tế đến đầu tiên ở Phú Yên lập nên để hoằng dương Phật pháp, từ đó truyền tới nay có trên chín đời.
(Tham khảo quyển Địa Danh Phú Yên của Nguyễn Đình Chúc)
Xem thêm >
Theo báo Phú Yên
Ðộc đáo đường đá Phú Yên
Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013
Đến chợ phiên Lùng Khấu Nhin.
Mất 20 phút chạy xe từ thị trấn Mường Khương, tôi đến Lùng Khấu Nhin đúng 10 rưỡi sáng. Có lẽ nhờ ơn Trời, chợ vẫn đông vui và thật nhộn nhịp.
Chợ phiên Lùng Khấu Nhin nằm cách trung tâm huyện lỵ Mường Khương 12 km và là một trong số những phiên chợ cổ có tiếng của tỉnh Lào Cai hay tính luôn cả vùng Tây Bắc rộng lớn. Tương tự như các phiên chợ vùng cao khác, Lùng Khấu Nhin tràn ngập những màu sắc rực rỡ của váy áo, của chăn đệm, của bắp cải xanh mướt, quýt vàng ruộm. Chợ họp vào thứ 5 hàng tuần, là nơi bà con các dân tộc trong vùng trao đổi, mua bán các loại nông sản cùng hàng thổ cẩm.
< Vào chợ phiên Lùng Khấu Nhin.
Ngay từ đỉnh dốc, khi còn cách chợ một khoảng thì màu sắc tươi tắn của phiên chợ đã biểu hiện làm nổi bật lên giữa núi rừng trơ trọi trong bầu trời ảm đạm. Từng đoàn người với trang phục rực rỡ sắc màu, trên vai là những bao, gùi hàng hoá từ các ngả đường đổ về chợ.
Xung quanh con đường chính chạy dọc qua chợ, người ta bày bán rau quả, củ, nồi xoong, vật dụng cá nhân. Từ đường chính rẽ vào chợ là nơi bán váy vóc, thổ cẩm, len, chăn màn...
Người mua bán ở đây từ khắp các dân tộc H’Mong, Nùng, Mán, Kinh... nhưng số người dân tộc biết nói tiếng phổ thông thật thành thạo thì không nhiều. Vậy nhưng họ vẫn hiểu khi nghe ta nói.
< Chọn váy thổ cẩm.
Những mảnh vải hoa sặc sỡ, những chiếc váy thổ cẩm đầy họa tiết xoè gọn gàng trên những chiếc dây treo hay xếp lớp từng chồng trên mảnh bạt trải nền.
Túm tụm chung quanh là người lựa, người mua và cả người chỉ đứng ngắm.
Cạnh đó, hai dãy hàng quán bán thắng cố, chè cùng nhiều thứ đồ ăn khác dưới các tấm bạt xanh, nghi ngút bốc khói.
Túm tụm nơi kia là cánh đàn ông mặc áo đen tả phủ ngồi mời nhau rượu và trò chuyện vui vẻ, phụ nữ lại thích những bát phở nóng thơm lừng hay tô thắng cố nóng hổi.
Song song với hai dãy quán ăn này là khu nhà xây khoảng 50m², phía trên khắc dòng chữ 'Chợ Lùng Khấu Nhin', bên trong cũng bày bán quần áo, váy và vải vóc. Phía cuối khu nhà này mới là gian hàng thổ cẩm với những chiếc váy thêu nổi bật trên nền đen. Nhưng nhộn nhịp, hấp dẫn nhất với những người tham gia chợ phiên vẫn là khu bán gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, gà, ngựa... không khí trong khu vực này rất náo nhiệt.
< Bán chó con ở chợ phiên Lùng Khấu Nhin.
Những chú lợn nhỏ bày bán ở đây được buộc dây như chiến mã, mỗi khi muốn đi hướng nào thì bà chủ chỉ cần giật dây là các chú phi như bay, bà chủ chỉ việc lật đật chạy theo ghìm cương. 'Lợn ỉ bao tiền hả bác?', tiếng hỏi, tiếng chào hàng thật rôm rả.
Riêng những đứa trẻ ở đây: đứa thì thập thò sau lưng mẹ, đứa lại ngủ gà ngủ vịt trên địu đeo lưng, đứa khác gặm mía, ăn bánh. Có đứa lại chỉ có mỗi nhiệm vụ là nhìn một cách ngạc nhiên tất cả những người xung quanh rồi lại giấu tịt mặt vào lưng mẹ. Nói chung, trẻ con ở đây cứ ngoan lành mà theo mẹ, chả thấy khóc quấy bao giờ.
Đôi khi lại gặp bất ngờ với những đoàn xe hàng chục chiếc chở khách du lịch nước ngoài, điều này rất hiếm khi đi các chợ phiên vùng cao ở Mường Khương nhưng cũng nói lên sức hấp dẫn của phiên chợ này. Trong dòng người đông đúc đi chợ không khó để nhận ra từng đoàn du khách say sưa chụp ảnh, quay phim cảnh bà con các dân tộc nơi đây mua bán, trao đổi hàng hóa nông sản.
< Khách Tây thử nếm rượu.
Có du khách còn chọn cho mình một hai món ăn địa phương như bánh rán, bánh cuốn tráng… để cảm nhận ẩm thực. Thậm chí có du khách người Pháp ngồi vào ghế của hàng cắt tóc muốn thử tay nghề của thợ địa phương. Sau vài mươi phút nhìn vào gương, người khách nước ngoài nở nụ cười mãn nguyện - Trẻ thêm khá nhiều rồi đó chứ?
Ở một góc chợ khác là một đoàn du khách đang chọn mua những chiếc áo, váy do chính tay những phụ nữ dân tộc làm ra, họ cũng bàn tán, trao đổi, tìm hiểu và mặc cả giá trước khi mua.
Đến chợ phiên Lùng Khấu Nhin sẽ thấy nhiều vật dụng, đồ vật gần gũi, quen thuộc và cần thiết trong mỗi gia đình được bày bán như chiếc bình phun thuốc sâu, cuốc, gùi, chổi quét nhà, bát, đĩa, ấm, chén… giữa cảnh nhộn nhịp trao đổi, mua bán, thăm hỏi, tất cả làm nên sức hấp dẫn du khách với của chợ phiên đặc sắc vùng cao.
Chợ phiên Lùng Khấu Nhin nằm cách trung tâm huyện lỵ Mường Khương 12 km và là một trong số những phiên chợ cổ có tiếng của tỉnh Lào Cai hay tính luôn cả vùng Tây Bắc rộng lớn. Tương tự như các phiên chợ vùng cao khác, Lùng Khấu Nhin tràn ngập những màu sắc rực rỡ của váy áo, của chăn đệm, của bắp cải xanh mướt, quýt vàng ruộm. Chợ họp vào thứ 5 hàng tuần, là nơi bà con các dân tộc trong vùng trao đổi, mua bán các loại nông sản cùng hàng thổ cẩm.
< Vào chợ phiên Lùng Khấu Nhin.
Ngay từ đỉnh dốc, khi còn cách chợ một khoảng thì màu sắc tươi tắn của phiên chợ đã biểu hiện làm nổi bật lên giữa núi rừng trơ trọi trong bầu trời ảm đạm. Từng đoàn người với trang phục rực rỡ sắc màu, trên vai là những bao, gùi hàng hoá từ các ngả đường đổ về chợ.
Xung quanh con đường chính chạy dọc qua chợ, người ta bày bán rau quả, củ, nồi xoong, vật dụng cá nhân. Từ đường chính rẽ vào chợ là nơi bán váy vóc, thổ cẩm, len, chăn màn...
Người mua bán ở đây từ khắp các dân tộc H’Mong, Nùng, Mán, Kinh... nhưng số người dân tộc biết nói tiếng phổ thông thật thành thạo thì không nhiều. Vậy nhưng họ vẫn hiểu khi nghe ta nói.
< Chọn váy thổ cẩm.
Những mảnh vải hoa sặc sỡ, những chiếc váy thổ cẩm đầy họa tiết xoè gọn gàng trên những chiếc dây treo hay xếp lớp từng chồng trên mảnh bạt trải nền.
Túm tụm chung quanh là người lựa, người mua và cả người chỉ đứng ngắm.
Cạnh đó, hai dãy hàng quán bán thắng cố, chè cùng nhiều thứ đồ ăn khác dưới các tấm bạt xanh, nghi ngút bốc khói.
Túm tụm nơi kia là cánh đàn ông mặc áo đen tả phủ ngồi mời nhau rượu và trò chuyện vui vẻ, phụ nữ lại thích những bát phở nóng thơm lừng hay tô thắng cố nóng hổi.
Song song với hai dãy quán ăn này là khu nhà xây khoảng 50m², phía trên khắc dòng chữ 'Chợ Lùng Khấu Nhin', bên trong cũng bày bán quần áo, váy và vải vóc. Phía cuối khu nhà này mới là gian hàng thổ cẩm với những chiếc váy thêu nổi bật trên nền đen. Nhưng nhộn nhịp, hấp dẫn nhất với những người tham gia chợ phiên vẫn là khu bán gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, gà, ngựa... không khí trong khu vực này rất náo nhiệt.
< Bán chó con ở chợ phiên Lùng Khấu Nhin.
Những chú lợn nhỏ bày bán ở đây được buộc dây như chiến mã, mỗi khi muốn đi hướng nào thì bà chủ chỉ cần giật dây là các chú phi như bay, bà chủ chỉ việc lật đật chạy theo ghìm cương. 'Lợn ỉ bao tiền hả bác?', tiếng hỏi, tiếng chào hàng thật rôm rả.
Riêng những đứa trẻ ở đây: đứa thì thập thò sau lưng mẹ, đứa lại ngủ gà ngủ vịt trên địu đeo lưng, đứa khác gặm mía, ăn bánh. Có đứa lại chỉ có mỗi nhiệm vụ là nhìn một cách ngạc nhiên tất cả những người xung quanh rồi lại giấu tịt mặt vào lưng mẹ. Nói chung, trẻ con ở đây cứ ngoan lành mà theo mẹ, chả thấy khóc quấy bao giờ.
Đôi khi lại gặp bất ngờ với những đoàn xe hàng chục chiếc chở khách du lịch nước ngoài, điều này rất hiếm khi đi các chợ phiên vùng cao ở Mường Khương nhưng cũng nói lên sức hấp dẫn của phiên chợ này. Trong dòng người đông đúc đi chợ không khó để nhận ra từng đoàn du khách say sưa chụp ảnh, quay phim cảnh bà con các dân tộc nơi đây mua bán, trao đổi hàng hóa nông sản.
< Khách Tây thử nếm rượu.
Có du khách còn chọn cho mình một hai món ăn địa phương như bánh rán, bánh cuốn tráng… để cảm nhận ẩm thực. Thậm chí có du khách người Pháp ngồi vào ghế của hàng cắt tóc muốn thử tay nghề của thợ địa phương. Sau vài mươi phút nhìn vào gương, người khách nước ngoài nở nụ cười mãn nguyện - Trẻ thêm khá nhiều rồi đó chứ?
Ở một góc chợ khác là một đoàn du khách đang chọn mua những chiếc áo, váy do chính tay những phụ nữ dân tộc làm ra, họ cũng bàn tán, trao đổi, tìm hiểu và mặc cả giá trước khi mua.
Đến chợ phiên Lùng Khấu Nhin sẽ thấy nhiều vật dụng, đồ vật gần gũi, quen thuộc và cần thiết trong mỗi gia đình được bày bán như chiếc bình phun thuốc sâu, cuốc, gùi, chổi quét nhà, bát, đĩa, ấm, chén… giữa cảnh nhộn nhịp trao đổi, mua bán, thăm hỏi, tất cả làm nên sức hấp dẫn du khách với của chợ phiên đặc sắc vùng cao.
Ngang dọc một dãy Hoàng Liên
Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây hoàng liên, riêng người Thái gọi dãy núi này là Khau Phạ nghĩa là “sừng trời”.
Dãy Hoàng Liên dài 180km, nơi có bề ngang lớn nhất là 75km và nơi hẹp nhất chừng 30km chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy núi bắt nguồn từ xã Pa Vây Sử - huyện Phong Thổ (Lai Châu) rồi bắt đầu trải mình giữa hai tỉnh Lai Châu - Lào Cai cho tới tận Tây Yên Bái. Dãy Hoàng Liên là phần cuối cùng của dãy Ai Lao Sơn và cũng là đoạn tận cùng phía Tây Nam của dãy núi Himalaya.
Thảm thực vật ở đây được chia làm nhiều tầng bậc, dưới chân khối núi là những cây gạo, mít, cơi cơi khá rậm. Lên đến độ cao 700m có vành đai nhiệt đới với những vạt rừng nguyên sinh và hệ ký sinh chằng chịt.
Từ độ cao 700m trở lên là vạt cây hạt trần, gồm 6 họ với 12 loài khác nhau như cây Pơ mu, có những cây to ba bốn người ôm không xuể, cao chót vót đến 50-60m. Bên cạnh Pơ mu còn nhiều loại cây gỗ quý hiếm khác như: lãnh sam, thiết sam, kim sam, hoàng đàn,…
Lên cao hơn nữa là các cây lá kim ken dày với cây gỗ nhỏ, cây bụi thân luôn sũng nước vì càng lên cao khí hậu càng lạnh và mưa nhiều. Ở độ cao 2.400m, gió mây như hoà quyện với rừng cây, có lúc xoè tay tưởng như có thể nắm được mây.
Các vách đá liên tiếp nhô ra tựa răng cưa, những loại cây cỏ mọc lẻ loi bên hốc đá hoặc bám vào các tầng mùn dày.
Từ điểm cao 2.800m trở lên không còn mây mù, bầu trời quang đãng trong xanh, chỉ có gió ào ạt thổi làm cho thảm thực vật dán mình vào đá. Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp lè tè khoảng 25-30cm, cả thân trơ trụi, phần ngọn mới có một túm lá phất phơ nên được gọi là trúc phất trần xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ cúc, họ hoàng liên…
Hoàng Liên Sơn còn là vương quốc của các loài hoa: hoa Đỗ quyên, Phong Lan, Hoàng Anh rực rỡ, hoa Bgônha, hoa Etscola.. quý hiếm. Riêng hoa Đỗ quyên có tới 4 chi với hai chục loài khác nhau. Ở nước ta có 111 chi phong lan với 634 loài thì riêng Phan-Xi-Păng có tới 330 loài.
Trên điểm cao 2.936m có cột mốc do người Pháp cắm năm 1905. Đỉnh tột cùng của dãy Hoàng Liên cao 3.143m là một khối đá khổng lồ, ngời sáng kê trên những hòn đá nhỏ giống như chiếc bàn – đỉnh Phan-Xi-Păng. Phan-Xi-Păng là phát âm theo tiếng địa phương “Hua- xi-pan” có nghĩa “phiến đá lớn”
Chúng tôi đã có dịp được đi dọc dãy núi đầy huyền tích này. Chuyến đi theo tỉnh lộ 132, con đường nối Pa Vây Sử với trung tâm huyện Phong Thổ -chạy một chặng 50km xuyên qua khu bảo tồn quốc gia Hoàng Liên rồi bắt sang quốc lộ 4D, theo hướng thị xã Lai Châu đi Tam Đường tới khi gặp ngã ba Bình Lư là đã tới cửa ngõ dẫn lên con đèo Ô Qui Hồ đầy hiểm trở.
Đèo Ô Qui Hồ hay đèo Hoàng Liên Sơn là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất ở miền núi phía Bắc. Nằm trên tuyến quốc lộ 4D với chiều dài 40km, con đèo uốn lượn quanh dãy núi Hoàng Liên và nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
Ở độ cao 2.035m, đỉnh đèo Ô Qui Hồ là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh với hai kiểu khí hậu đặc trưng Đông và Tây Hoàng Liên biểu hiện dễ thấy với một bên nắng chói và một bên nhiều mây mù, lạnh giá.
Vào những ngày trời quang mây, ta còn được ngắm những ngọn núi thuộc cụm Thất Chỉ Sơn nhấp nhô như những ngón tay đang chỉ lên trời, thậm chí có thể nhìn rõ cả đỉnh Fanxipan kiêu hãnh phía xa xa.
Phía bên kia đỉnh đèo, theo lộ trình mà chúng tôi đi đã là địa phận Lào Cai. Sau một đêm nghỉ ngơi và trải nghiệm cuộc sống về đêm ở phố núi Sapa, quay trở lại đỉnh đèo để thu vào tầm mắt đỉnh cao nhất của dãy Hoàng Liên một lần nữa rồi chúng tôi chọn đường đi Y Tý. Xã vùng cao này được gọi là thiên đường mây và lúa, trên nhiều đoạn đường mây sà cả xuống ruộng tạo nên những bức tranh vô cùng huyễn hoặc.
Theo con đường tuần tra biên giới qua Lũng Pô, qua chợ Cốc Lếu vang bóng một thời: chúng tôi trên đường đi Bắc Hà, nơi có chợ phiên vùng cao nổi tiếng thu hút được rất nhiều du khách. Từ đó sẽ theo quốc lộ 70 tới ngã tư Bảo Yên để rẽ sang tỉnh lộ 279: con đường quen thuộc của biết bao thế hệ xê dịch.
Gần cuối tỉnh lộ 279 là đèo Khau Cọ, con đèo đánh dấu đoạn cuối cùng của dãy Hoàng Liên Sơn. Xưa kia một thời 'chấm Khau Cọ' 22N104E (nằm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn Hoàng Liên thuộc huyện Văn Bàn) từng là thách thức ghê gớm nhất dành cho dân đi tìm 'chấm' - điểm mà tại đó đường kinh tuyến chẵn và vĩ tuyến chẵn giao nhau.
Trên suốt 30km đèo quanh co uốn lượn giờ đây vẫn là mây núi trập trùng với một bên là dòng Nậm Chăn, và phía xa là cánh đồng Mường Thanh trù phú cùng khu tái định cư của người Thái. Qua hết con đèo ấy rẽ sang quốc lộ 32 là về tới Mù Cang Chải. Cảm giác tự hào bỗng dấy lên trong tim mỗi người chúng tôi, những kẻ vừa chạy gần 500km đường núi để đi cho trọn dọc ngang một dãy Hoàng Liên hùng vĩ.
góp nhặt, ảnh internet.
Dãy Hoàng Liên dài 180km, nơi có bề ngang lớn nhất là 75km và nơi hẹp nhất chừng 30km chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy núi bắt nguồn từ xã Pa Vây Sử - huyện Phong Thổ (Lai Châu) rồi bắt đầu trải mình giữa hai tỉnh Lai Châu - Lào Cai cho tới tận Tây Yên Bái. Dãy Hoàng Liên là phần cuối cùng của dãy Ai Lao Sơn và cũng là đoạn tận cùng phía Tây Nam của dãy núi Himalaya.
Thảm thực vật ở đây được chia làm nhiều tầng bậc, dưới chân khối núi là những cây gạo, mít, cơi cơi khá rậm. Lên đến độ cao 700m có vành đai nhiệt đới với những vạt rừng nguyên sinh và hệ ký sinh chằng chịt.
Từ độ cao 700m trở lên là vạt cây hạt trần, gồm 6 họ với 12 loài khác nhau như cây Pơ mu, có những cây to ba bốn người ôm không xuể, cao chót vót đến 50-60m. Bên cạnh Pơ mu còn nhiều loại cây gỗ quý hiếm khác như: lãnh sam, thiết sam, kim sam, hoàng đàn,…
Lên cao hơn nữa là các cây lá kim ken dày với cây gỗ nhỏ, cây bụi thân luôn sũng nước vì càng lên cao khí hậu càng lạnh và mưa nhiều. Ở độ cao 2.400m, gió mây như hoà quyện với rừng cây, có lúc xoè tay tưởng như có thể nắm được mây.
Các vách đá liên tiếp nhô ra tựa răng cưa, những loại cây cỏ mọc lẻ loi bên hốc đá hoặc bám vào các tầng mùn dày.
Từ điểm cao 2.800m trở lên không còn mây mù, bầu trời quang đãng trong xanh, chỉ có gió ào ạt thổi làm cho thảm thực vật dán mình vào đá. Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp lè tè khoảng 25-30cm, cả thân trơ trụi, phần ngọn mới có một túm lá phất phơ nên được gọi là trúc phất trần xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ cúc, họ hoàng liên…
Hoàng Liên Sơn còn là vương quốc của các loài hoa: hoa Đỗ quyên, Phong Lan, Hoàng Anh rực rỡ, hoa Bgônha, hoa Etscola.. quý hiếm. Riêng hoa Đỗ quyên có tới 4 chi với hai chục loài khác nhau. Ở nước ta có 111 chi phong lan với 634 loài thì riêng Phan-Xi-Păng có tới 330 loài.
Trên điểm cao 2.936m có cột mốc do người Pháp cắm năm 1905. Đỉnh tột cùng của dãy Hoàng Liên cao 3.143m là một khối đá khổng lồ, ngời sáng kê trên những hòn đá nhỏ giống như chiếc bàn – đỉnh Phan-Xi-Păng. Phan-Xi-Păng là phát âm theo tiếng địa phương “Hua- xi-pan” có nghĩa “phiến đá lớn”
Chúng tôi đã có dịp được đi dọc dãy núi đầy huyền tích này. Chuyến đi theo tỉnh lộ 132, con đường nối Pa Vây Sử với trung tâm huyện Phong Thổ -chạy một chặng 50km xuyên qua khu bảo tồn quốc gia Hoàng Liên rồi bắt sang quốc lộ 4D, theo hướng thị xã Lai Châu đi Tam Đường tới khi gặp ngã ba Bình Lư là đã tới cửa ngõ dẫn lên con đèo Ô Qui Hồ đầy hiểm trở.
Đèo Ô Qui Hồ hay đèo Hoàng Liên Sơn là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất ở miền núi phía Bắc. Nằm trên tuyến quốc lộ 4D với chiều dài 40km, con đèo uốn lượn quanh dãy núi Hoàng Liên và nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
Ở độ cao 2.035m, đỉnh đèo Ô Qui Hồ là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh với hai kiểu khí hậu đặc trưng Đông và Tây Hoàng Liên biểu hiện dễ thấy với một bên nắng chói và một bên nhiều mây mù, lạnh giá.
Vào những ngày trời quang mây, ta còn được ngắm những ngọn núi thuộc cụm Thất Chỉ Sơn nhấp nhô như những ngón tay đang chỉ lên trời, thậm chí có thể nhìn rõ cả đỉnh Fanxipan kiêu hãnh phía xa xa.
Phía bên kia đỉnh đèo, theo lộ trình mà chúng tôi đi đã là địa phận Lào Cai. Sau một đêm nghỉ ngơi và trải nghiệm cuộc sống về đêm ở phố núi Sapa, quay trở lại đỉnh đèo để thu vào tầm mắt đỉnh cao nhất của dãy Hoàng Liên một lần nữa rồi chúng tôi chọn đường đi Y Tý. Xã vùng cao này được gọi là thiên đường mây và lúa, trên nhiều đoạn đường mây sà cả xuống ruộng tạo nên những bức tranh vô cùng huyễn hoặc.
Theo con đường tuần tra biên giới qua Lũng Pô, qua chợ Cốc Lếu vang bóng một thời: chúng tôi trên đường đi Bắc Hà, nơi có chợ phiên vùng cao nổi tiếng thu hút được rất nhiều du khách. Từ đó sẽ theo quốc lộ 70 tới ngã tư Bảo Yên để rẽ sang tỉnh lộ 279: con đường quen thuộc của biết bao thế hệ xê dịch.
Gần cuối tỉnh lộ 279 là đèo Khau Cọ, con đèo đánh dấu đoạn cuối cùng của dãy Hoàng Liên Sơn. Xưa kia một thời 'chấm Khau Cọ' 22N104E (nằm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn Hoàng Liên thuộc huyện Văn Bàn) từng là thách thức ghê gớm nhất dành cho dân đi tìm 'chấm' - điểm mà tại đó đường kinh tuyến chẵn và vĩ tuyến chẵn giao nhau.
Trên suốt 30km đèo quanh co uốn lượn giờ đây vẫn là mây núi trập trùng với một bên là dòng Nậm Chăn, và phía xa là cánh đồng Mường Thanh trù phú cùng khu tái định cư của người Thái. Qua hết con đèo ấy rẽ sang quốc lộ 32 là về tới Mù Cang Chải. Cảm giác tự hào bỗng dấy lên trong tim mỗi người chúng tôi, những kẻ vừa chạy gần 500km đường núi để đi cho trọn dọc ngang một dãy Hoàng Liên hùng vĩ.
góp nhặt, ảnh internet.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Bạn muốn thực hiện một chuyến du lịch biển đảo? Bạn muốn lạc vào một chốn hoang sơ tràn ngập màu xanh thi vị? Vậy hãy mang balô và đi tàu t...
-
Với một chiếc xe máy, bạn có thể chạy vòng quanh hòn đảo, ghé qua bất cứ bãi nào để tắm biển và dã ngoại ngay trên những con đường rợp bó...
-
Cơ hội bay Bangkok, Ấn Độ và Châu Âu vô cùng tiết kiệm cùng hãng hàng không Jet Airways hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm tuyệt ...
-
Bức ảnh khổ lớn về tượng phật bằng đá cao nhất thế giới ở Trung Quốc xuất hiện tại quầy thông tin gian hàng của Tổng cục Du lịch Việt Nam tr...
-
Với việc tung loạt vé máy bay giá rẻ cho hành trình đến với các thành phố nổi tiếng của Đông Nam Á, hãng hàng không Vietnam Airlines đã ti...
-
Chào mừng đường bay mới đi và đến Pleiku, Vietnam Airlines mở bán vé máy bay giá rẻ chỉ từ 399 000 VND. Từ tháng 9 năm 2015, Vietnam Airlin...
-
Mới đây hãng hàng không Malaysia Airlines đã gây nên bất ngờ thú vị cho không ít khách hàng khi triển khai chương trình khuyến mãi cho đường...
-
Kỳ nghỉ lễ những ngày tháng 02 của bạn sẽ sôi động và thú vị hơn rất nhiều khi tham gia ưu đãi hấp dẫn đến từ hãng hàng không Qatar Airways ...
-
Chào mừng tàu bay mới Airbus A350 hãng hàng không Vietnam Airlines bất ngờ triển khai đợt vé may bay khuyến mãi , giảm giá máy bay với giá C...
-
Tránh xa những ồn ào và vội vã của Sài Gòn, tôi đến với nơi này bằng sự bình yên, giản dị và nhẹ nhõm trong tâm hồn. Trong cuộc sống có nhiề...